Những kẻ lũng đoạn IPO
Thêm tin về thương vụ TikTok, Apple hợp tác với Singapore
Những kẻ lũng đoạn IPO
Tin tức IPO nóng nhất tuần qua chắc chắn thuộc về Snowflake khi họ niêm yết trên sàn NYSE với tên mã SNOW (nghe dễ thương nhỉ). Hãng cung cấp dịch vụ quản lý đám mây này hứa hẹn sẽ là cái tên “sừng sỏ” trong tương lai.
- Cổ phiếu của Snowflake tăng hơn gấp đôi trong ngày giao dịch đầu tiên, mang lại cho công ty giá thị trường khổng lồ: lên đến 70 tỷ USD
- Nhưng chỉ sau 1 ngày, vào hôm qua, giá cổ phiếu đã giảm 10%. Công ty mặc dù tăng trưởng vũ bão (doanh thu tăng gấp đôi cơ mà), nhưng… họ không có lãi.
Với một công ty lựa chọn cách IPO truyền thống như Snowflake, họ cần một ngân hàng đầu tư để bảo lãnh trong đợt chào bán đầu tiên, ở đây là Goldman Sachs. Ngân hàng sẽ đánh giá rủi ro, quyết định giá chào bán, và hoạt động giống như một “ông bầu” đang “lăng xê” gà mới của mình. Họ mời chào các nhà đầu tư, các tổ chức như các quỹ tương hỗ và môi giới, và chính họ mới là những người thực sự mua những cổ phiếu đầu tiên.
Đợt IPO này “dạy” chúng ta điều gì?
Có những tồn tại không thể phủ nhận khi một công ty lên sàn theo cách thông thường. Snowflake đã huy động được 3,4 tỷ USD thông qua IPO với giá cổ phiếu ban đầu là 120 USD. Đây là đợt IPO lớn nhất của một công ty phần mềm. Nhưng chỉ có các “khách VIP” là nhóm đầu tư tổ chức mới mua với giá này, và sau đó họ lại bán lại cho phần còn lại.
- Các nhà đầu tư nhỏ lẻ rõ ràng không được hưởng quyền lợi mua cổ phiếu tại gốc. Khi cổ phiếu đến tay họ thì nó đã lên giá tới 245 USD mất rồi.
- Snowflake cũng không vui vẻ gì khi đáng ra họ đã có thể bán với giá cao ngay từ đầu. Sau đợt chào bán đầu tiên với giá 120 USD, họ không được hưởng lợi phần chênh lệch khi giá tăng vọt lên 245 USD.
- Các “khách VIP” thì lại được tăng gấp đôi số tiền của họ. Giá chào ban đầu quá thấp khiến họ mạnh tay để rồi “rung đùi” chờ giá tăng để bán ra.
- Đó là lý do ngày càng nhiều công ty xem xét các hình thức khác để IPO, ví dụ như SPAC (hợp nhất với một công ty đang hoạt động) hay Direct Listing (không thông qua ngân hàng bảo lãnh).
Còn gì nữa nhỉ?