D2C - xu hướng bán lẻ lên ngôi sau đại dịch
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhiều thương hiệu lớn tham gia D2C, đơn giản vì bài toán chi phí lúc này sẽ trở nên “dễ thở” hơn.
Cái tên “The Hut Group” có thể sẽ xa lạ với phần đông người dùng. Nhưng rất có khả năng bạn sẽ nằm trong số hàng trăm triệu người đã mua sắm trên một trong các trang web của công ty này vào năm ngoái.
Trên thực tế, cái tên ít được biết đến này là một nhà sản xuất trị giá hàng tỷ USD đang âm thầm hỗ trợ các thương hiệu hàng đầu khác theo mô hình D2C (direct-to-consumer tạm dịch trực tiếp tới tay khách hàng). Cụ thể hơn thì với mô hình này, công ty sẽ bán hàng tận tay bạn thông qua các kênh của công ty như website hay cửa hàng mà không cần qua trung gian.
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhiều thương hiệu lớn tham gia D2C, đơn giản vì bài toán chi phí lúc này sẽ trở nên “dễ thở” hơn. Lấy ví dụ, các thương hiệu ngành hàng tiêu dùng đã quen với việc vận chuyển một khối lượng hàng lớn để bày bán tại các cửa hàng bán lẻ. Để chuyển dịch sang hướng D2C - tức công ty sẽ tự gửi hàng đến bạn - thông thường công ty sẽ có 3 lựa chọn: Bán thông qua nhà bán lẻ bên thứ 3 hoặc trên Amazon; Xây dựng hoạt động D2C của riêng họ từ đầu; Uỷ thác cho một công ty cung cấp D2C
Lựa chọn thứ 3 chính là “mỏ vàng” mà The Hut Group đang “khai thác”. Nền tảng của công ty, THG Ingenuity sẽ xử lý mọi thứ từ việc tạo trang web đến kho bãi, tiếp thị, bán hàng và vận chuyển.
Vào năm 2019, các trang web tạo ra từ Ingenuity đã phục vụ hơn 1.000 thương hiệu, đón hơn 610 triệu khách truy cập và vận chuyển hơn 80 triệu sản phẩm. Năm ngoái, công ty đạt kỉ lục với một thương vụ IPO lớn nhất lịch sử chứng khoán London với giá trị gần 7 tỷ USD kể từ năm 2013.
Coca-Cola là một trong số các khách hàng của The Hut Group. Khi đại dịch buộc công ty phải đóng cửa các kênh bán hàng thông thường như sân vận động và rạp hát, doanh thu của hãng sản xuất nước ngọt có ga này đã giảm 28%. Để tránh lỗ, công ty hợp tác với THG để xây dựng một cửa hàng trực tuyến, nơi bạn vẫn có thể mua nước ngọt tại nhà.
Thị trường cung cấp dịch vụ D2C có thể đạt trị giá gần 156 tỷ USD vào năm 2023. Đó là tin tuyệt vời cho THG, công ty có tỷ suất lợi nhuận gộp 82-99% trên phần mềm của mình, theo bản cáo bạch đầu tư của công ty.
Các thương hiệu lâu đời như Nestle, vốn chưa có một hệ thống D2C “chuẩn chỉ”, ước tính rằng cách tiếp cận này sẽ mang lại gần 10% doanh số đến năm 2022. Giờ đây, họ là khách hàng của THG, cùng với P&G, Walgreens, Disney, Microsoft và những gã khổng lồ khác. Đại dịch được dự đoán chưa thể kết thúc được trong năm nay. Cơ hội tiếp tục mở rộng cho các công ty đi vào triển khai D2C.
Còn gì nữa nhỉ?
Mặc dù tuyên bố sẽ cho nhân viên làm việc ở nhà mãi mãi, nhưng Facebook lại đang dọn dẹp, mở lại văn phòng ở Bay Area để cho nhân viên đi làm lại từ tháng 5.
Amazon đang chuẩn bị một chiến dịch truyền thông để phản đối các nhân viên của mình tiến hành thành lập công đoàn ở Alabama tuần sau.
GM đang phải cho ngừng sản xuất tại một nhà máy ở Missouri, một hậu quả của tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu, theo sau một đợt tạm dừng sản xuất khác ở Kansas cũng như các chi nhánh ở Brazil, Mexico và Hàn Quốc.
Yum Brands đang mua công ty khởi nghiệp đặt hàng qua trò chuyện Tictuk Technologies có trụ sở tại Israel. Cho đến nay, công ty đã chạy thử nghiệm thành công tại gần 900 cửa hàng KFC, Pizza Huts và Taco Bells ở 35 quốc gia.
Có thể bạn quan tâm