Vì sao Yahoo và AOL bị bán với giá chỉ bẳng 1% so với thời đỉnh cao?
Vào thời đỉnh cao, Yahoo và AOL có tổng trị giá hơn 500 tỷ đô la (tính theo thời giá năm 2021), nhưng bộ đôi kia vừa bị bán chỉ với giá… 5 tỷ đô.
Sự kiện công ty truyền thông khổng lồ Verizon bán 2 biểu tượng internet một thuở Yahoo và AOL cho công ty Apollo với giá 5 triệu đô đã tạo một dấu ấn lớn trong giới truyền thông.
Số liệu chỉ ra rằng vào thời kỳ đỉnh điểm bong bóng dot-com, Yahoo và AOL được định giá lần lượt là hơn 125 tỷ đô la và 200 tỷ đô la, tương đương với 193 tỷ đô la và 318 tỷ đô la vào năm 2021.
Từng là những đỉnh cao của thị trường internet, nhưng cả 2 đã có những sai lầm mang tính lịch sử khiến công ty bị lao dốc thảm hại.
Yahoo đã hai lần từ chối đề nghị mua lại Google với giá chỉ bằng một phần nhỏ của Google hiện nay. AOL thì cũng từng thương lượng với Facebook và YouTube vào năm 2006, nhưng cuối cùng không mua được công ty nào.
Giá trị tổng hợp của cả hai công ty hiện thấp hơn 187 lần so với vốn hóa thị trường của Facebook và thấp hơn 318 lần so với Google.
Một loạt các khoản đầu tư và giao dịch tồi đã tàn phá cả hai công ty.
AOL đã mắc một sai lầm lớn khi mua Time Warner với giá 182 tỷ đô la tiền mặt và cổ phiếu vào năm 2000, khiến công ty phải gánh khoản nợ ngay trước khi bong bóng dotcom vỡ và sự trỗi dậy của băng thông rộng đã khiến các dịch vụ internet quay số (dial-up) của AOL bị lỗi thời.
Mặc dù thỏa thuận có thể đã giúp AOL sống sót 1 phần sau thương vụ này nhưng việc không có tầm nhìn rõ ràng kết hợp trong thời kỳ kinh tế bất ổn cuối cùng đã khiến AOL gặp phải những tổn thất không thể kiểm soát được.
Mặt khác, Yahoo thì có những quyết định tồi tệ trong nhiều năm: chi gần 10 tỷ đô la vào năm 1999 để mua GeoCities và Broadcast.com, cuối cùng cả hai đều đóng cửa; chi 1,1 tỷ đô la cho Tumblr vào năm 2013 và bán nó với giá dưới 3 triệu đô la vào năm 2019; Bán một nửa 40% cổ phần của mình tại Alibaba với giá 7,6 tỷ đô la vào năm 2012, hai năm trước khi Alibaba lên sàn với giá gấp 5 lần; từ chối lời đề nghị tiếp quản trị giá 44,6 tỷ USD từ Microsoft vào năm 2008, chỉ để bán mình cho Verizon với giá bằng 10% giá trị của nó chưa đầy mười năm sau.
Cuối cùng, cặp đôi này bị công ty chủ quản Verizon bán đi với giá rẻ mạt cho công ty cổ phần tư nhân khổng lồ Apollo Global Management vào hôm thứ Hai vừa qua.
Điều gì xảy ra với Verizon: Verizon mua lại Yahoo với giá 4,48 tỷ đô vào năm 2017 và AOL với 4,4 tỷ đô vào năm 2015. Thương vụ này nhằm cung cấp cho gã khổng lồ viễn thông dữ liệu người dùng để nhắm mục tiêu chạy quảng cáo.
Nhưng rõ ràng là cách quảng cáo dựa trên dữ liệu sớm đã sớm không còn hiệu quả khi không thể cạnh tranh với sức mạnh tiếp thị của Google và Facebook.
Tim Armstrong, người được thuê vào năm 2015 để điều hành hoạt động truyền thông của Verizon, đã đột ngột rời đi vào năm 2018, khoảng một năm sau thương vụ với Yahoo.
CEO Hans Vestberg, người trở thành CEO của Verizon vào năm 2018, đã nhanh chóng từ bỏ kế hoạch đầu tư vào mảng truyền thông. Verizon đã ghi nhận sụt giảm 4,6 tỷ đô la cho đơn vị truyền thông của mình vào cuối năm 2018 và các hoạt động đầu tư thất bại sau đó.
Đối thủ của Verizon cũng đã đầu tư vào các công ty truyền thông lớn nhưng đạt được nhiều thành quả hơn trong kỷ nguyên phát trực tuyến.
AT&T đã mua lại tài sản truyền thông của Time Warner vào năm 2018 với giá 85 tỷ USD rồi sử dụng những tài sản đó để xây dựng dịch vụ phát trực tuyến HBO Max.
Comcast đã mua NBCUniversal vào năm 2011 và kể từ đó, hãng này đã tận dụng nội dung để xây dựng dịch vụ phát trực tuyến có hỗ trợ quảng cáo Peacock.
Cả AOL và Yahoo đều thiếu nội dung video cao cấp cần thiết để xây dựng dịch vụ phát trực tuyến.
Tài sản truyền thông của Verizon vẫn thu hút lượng lớn lưu lượng truy cập và Apollo thì thấy được cơ hội kiếm tiền từ thương hiệu Yahoo và AOL bằng cách đầu tư vào công nghệ quảng cáo. Có nguồn tin cho biết Apollo hiện đang tìm hiểu làm việc với một sòng bạc online để cấp phép cho thương hiệu Yahoo sport. Đó có thể là lí do mà Apollo giang tay với 2 biểu tượng internet hết thời này.
Có thể bạn quan tâm