Làm thế nào để tận dụng xu hướng Shoppertainment?
Shoppertainment là xu hướng kết hợp mua sắm và giải trí. Bằng những chiến thuật dưới đây, các thương hiệu có thể bắt kịp xu hướng này để bứt lên, đặc biệt tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC).
>>Cơn sốt thương mại điện tử tại kangarooshopping
Shoppertainment là sự kết hợp giữa hai yếu tố “shopper” (mua sắm, người mua sắm) và entertainment (giải trí). Khái niệm shoppertainment không chỉ là việc lôi kéo người tiêu dùng mua hàng nhanh chóng, mà còn khiến họ sử dụng các sản phẩm trực tuyến, khiến họ tương tác lâu hơn, trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu.
Shoppertainment phát triển một phần là nhờ những tiến bộ trong thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số. Khi đó mua sắm trực tuyến trở thành một phương tiện giải trí cho con người. Người tiêu dùng không còn mua sắm ở những nền tảng quen thuộc. Thay vào đó họ có xu hướng mua sắm trên Instagram và TikTok, nơi các bài đăng, các tin tức giải trí nhiều gấp đôi các nền tảng bán hàng khác.
Và dưới đây là cách thức shoppertainment hình thành và cách thương hiệu có thể tận dụng xu hướng này để thúc đẩy doanh số.
1. Livestream bán hàng
Bán hàng qua livestream cực kỳ phổ biến tại khu vực APAC. Năm 2016, Alibaba cho ra mắt nền tảng livestream bán hàng Taobao Live và gặt hái thành công lớn. Đến năm 2020, chiến dịch bán trước Ngày Độc Thân của Taobao Live đạt doanh số 7,5 tỷ USD chỉ trong 30 phút giao dịch đầu tiên.
Không giống APAC, các khu vực như Mỹ và châu Âu thì livestream bán hàng không phát triển mạnh bằng. Tuy nhiên các thương hiệu ở phương Tây cũng đang chú ý đến hình thức này. Đây là hình thức tốt nhất của bán hàng qua mạng xã hội khi tận dụng việc mua hàng không điểm dừng, nơi người mua có thể nhìn thấy sản phẩm và lập tức chuyển đổi thành quyết định mua hàng. Đồng thời những trải nghiệm xã hội thú vị khi livestream cũng khiến nhiều người quay trở lại mua sắm.
2. Gamification
Gamification là một thủ pháp biến công việc thành một trò chơi. Cũng giống như livestream bán hàng, lợi ích chính của gamification là sự tương tác, giúp thúc đẩy doanh số và giữ chân người dùng. Nếu các nhà tiếp thị có thể khiến người tiêu dùng cảm thấy việc tương tác với thương hiệu là một trải nghiệm, thay vì là một giao dịch, thì người tiêu dùng có thể sẽ quay trở lại mua hàng nhiều hơn.
Đơn cử như chiến dịch của thương hiệu tài chính Bajaj Finserv đến từ Ấn Độ. Thương hiệu này tạo ra một trò chơi nhằm thúc đẩy hứng thú của khách hàng đối với sản phẩm khoản vay du lịch. Theo đó trong trò chơi, người tiêu dùng trả lời những câu hỏi về các điểm đến yêu thích cũng như những nhiệm vụ khác. Khách hàng rất thích trò chơi và chiến dịch trở thành xu hướng với hơn 75 triệu lần hiển thị trên Twitter.
Bài học ở đây là Bajaj Finserv không tự thỏa mãn rằng sản phẩm của mình đem lại giá trị cho khách hàng. Thay vào đó họ tìm cách cung cấp giá trị đến khách hàng ngay trong những chiến dịch marketing. Điều này giúp khách hàng tương tác nhiều hơn, đồng nghĩa với nhiều chuyển đổi hơn.
>>Aldi và chiến lược "no-frills shopping"
3. Phần thưởng
Thị trường khách hàng thân thiết của APAC dự kiến tăng từ 945 triệu USD năm 2020 lên 3,6 tỷ USD năm 2026. Một trong những lý do chính của việc tăng trưởng này là các thương hiệu đẩy mạnh tương tác với khách hàng thông qua shoppertainment.
Các thương hiệu và nhà bán lẻ đang tận dụng việc gia tăng truy cập internet và sử dụng mạng xã hội để tạo thói quen mua sắm bằng cách tặng cho khách hàng huy hiệu, cấp độ hoặc những “mánh” tương tự để khiến người mua cảm thấy mình là người đặc biệt đối với thương hiệu, từ đó gắn bó hơn với thương hiệu.
Một ví dụ điển hình là chế độ khách hàng thân thiết của công ty thời trang Love, Bonito ở Singapore. Đối với những thành viên lâu năm, họ thường đem đến những điều bất ngờ trong ngày sinh nhật. Đồng thời họ phân chia khách hàng thành càng cấp, người ở cấp càng cao càng được tiếp cận sản phẩm sớm hơn. Hoặc tại cửa hàng, các khách hàng thành viên có thể quẹt thẻ để nhận dạng bản thân và nhận các đặc quyền tương ứng. Tất cả những điều này khiến khách hàng cảm thấy mua sắm là một trải nghiệm thú vị.
4. Mở rộng quan hệ đối tác
Trong bối cảnh tiếp thị số ngày nay, điểm chung của các hình thức shoppertainment là không cần thiết phải “cúng tiền” cho những gã khổng lồ như Google, Amazon hay Facebook. Thay vào đó, các thương hiệu có thể chuyển sang những đối tác mới, những người giúp họ tiếp cận các đối tượng đa dạng với mức chi phí tối ưu hơn.
Chẳng hạn các thương hiệu muốn dùng livestream bán hàng thúc đẩy doanh số thì có thể tìm đến các influencers (người có tầm ảnh hưởng). Hoặc những thương hiệu hướng đến các chiến dịch gamification và phần thưởng có thể hợp tác cùng những đối tác bán lẻ, ứng dụng di động, các công ty chuyên về phiếu quà tặng, v.v..
Dù cho loại hình shoppertainment mà các thương hiệu muốn sử dụng là gì, thì việc hợp tác với đa dạng đối tác đều có giá trị, đặc biệt trong một thị trường luôn có sẵn nhiều phương án, khiến họ ít có cơ hội sáng tạo và khác biệt.
Có thể bạn quan tâm