Giảm thiểu chi phí và rủi ro nhờ áp dụng mô hình Just in time

ĐỨC VIỆT 04/03/2023 12:28

Việc áp dụng mô hình kinh doanh Just in time (JIT) giúp doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí và rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn.

>>Thúc đẩy năng suất lao động giúp hiện thực hóa khát vọng vươn cao

Just-in-time (JIT) được hiểu là mô hình sản xuất và dự trữ hàng hóa được sắp xếp hợp lý đem lại hiệu quả cao hơn, từ đó giảm đáng kể hàng hóa lưu trữ và chi phí hàng tồn kho liên quan. 

Mô hình JIT giúp doanh nghiệp thích nghi với thị trường, nhu cầu khách hàng tốt hơn

Mô hình JIT giúp doanh nghiệp thích nghi với thị trường, nhu cầu khách hàng tốt hơn

Nhận ra những ưu điểm này, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình kinh doanh JIT bởi nó giúp họ có khả năng thích ứng và phản xạ tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí, rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa giá trị cao như xe cộ và thiết bị điện tử tiêu dùng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là khi chuỗi cung ứng và chu trình vận hành của họ có quá ít giai đoạn nghỉ ngơi, họ trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn kéo dài.

Theo các chuyên gia năng suất, để giảm thiểu rủi ro gây ra bởi khủng hoảng, một số khuyến nghị được đưa ra bao gồm: Thực hành thử nghiệm tính ổn định đối với rủi ro; Chia sẻ bài học và năng lực tốt nhất (nếu phù hợp), đặc biệt là trong các ngành công nghiệp và chính phủ; Đầu tư vào nguồn lực phục vụ cho việc đào tạo và tài trợ cho khả năng thích ứng của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình JIT, điều quan trọng nhất có lẽ là việc tiến hành phân tích chi phí-lợi ích chú tâm vào nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra bởi nhiều sự kiện, từ những nguyên nhân chủ quan hay khách quan như do khủng hoảng toàn cầu hoặc nhà cung cấp vật liệu đầu vào chính bị đóng cửa.

Trong lĩnh vực công nghệ, Apple là minh chứng rõ nhất cho thành công khi tận dụng các nguyên tắc JIT để tối ưu hóa hoạt động sản xuất. Cách tiếp cận của Apple đối với JIT khác ở chỗ họ tận dụng nhà cung cấp của mình để đạt được các mục tiêu JIT. Apple chỉ có một nhà kho trung tâm tại Mỹ và khoảng 150 nhà cung cấp chính trên toàn thế giới; nhưng công ty đã phát triển các mối quan hệ mạnh mẽ và chiến lược hiệu quả với các nhà cung cấp của mình. Việc thuê ngoài sản xuất khiến Apple trở nên tinh gọn hơn, qua đó giúp cắt giảm chi phí và giảm lượng hàng dư thừa.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công mô hình JIT

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công mô hình JIT

Tại Việt Nam, một doanh nghiệp điển hình đang áp dụng thành công JIT là Công ty Cổ phần Pin Ắc quy miền Nam (PINACO). Sau thời gian áp dụng mô hình JIT, doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến rõ rệt khi giải quyết được vấn đề về đơn hàng tồn đọng, quá trình phân phối đơn hàng trong và ngoài nước được kịp thời, thông suốt hơn.

Ngoài ra, phương pháp sản xuất JIT còn giải quyết một vấn đề lớn cho doanh nghiệp PINACO chính là kích cỡ của lô hàng sản xuất và chi phí vận chuyển. JIT đã giúp PINACO có kế hoạch cân đối tương đối giữa nhà cung cấp nguyên vật liệu một cách hiệu quả, tiết kiệm nhất. Đơn hàng vận chuyển sang nước ngoài được đảm bảo về mặt thời gian và đạt tiêu chuẩn, tạo niềm tin với các đối tác…

Có thể bạn quan tâm

  • Cải thiện năng suất lao động nhờ nhóm công cụ QCC

    22:19, 03/03/2023

  • Vì sao một số doanh nghiệp chưa mặn mà áp dụng công cụ cải tiến năng suất?

    11:39, 26/02/2023

  • Cải tiến năng suất doanh nghiệp nhờ áp dụng LEAN

    05:16, 26/02/2023

  • Nâng cao năng suất nhờ ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thủy sản

    00:25, 24/02/2023

  • Contech Vietnam 2023: Giúp doanh nghiệp đổi mới thiết bị, nâng cao năng suất

    18:02, 21/02/2023

ĐỨC VIỆT