Xây dựng tổ chức tri thức
Các doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến động khó lường của thị trường, cùng với sự cạnh tranh về thu hút khách hàng, nhân tài, đổi mới công nghệ và áp lực kiểm soát chi phí.
>>>Việt Nam đạt 100 triệu người, áp lực tận dụng nhân lực “vàng”
Để hướng đến sự phát triển dài hạn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tập trung xây dựng tổ chức tập trung vào năng lực và giá trị, phát triển từ bên trong, lấy con người, tri thức và chất lượng các mối quan hệ làm trung tâm. Tổ chức tri thức mô tả đặc tính của doanh nghiệp đề cao sự học tập và tự hoàn thiện liên tục, hướng đến nâng cao khả năng thích ứng, năng lực cạnh tranh trong bối cảnh biến động.
Tại sao doanh nghiệp cần trở thành tổ chức tri thức?
Trong kỷ nguyên số hóa và bối cảnh VUCA, các tổ chức và doanh nghiệp đối mặt với thách thức để tồn tại và phát triển. Thay đổi chóng mặt của môi trường kinh doanh với những thách thức chưa từng có buộc các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy và cách thức cạnh tranh, khi quy luật "the winner takes it all" (người chiến thắng sẽ dành tất phần thưởng) đặt ra bài toán gia tăng khả năng thích ứng và năng lực học hỏi liên tục.
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ làm cho việc học hỏi của doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. “Nghiên cứu cho thấy rằng trong vòng 15 năm tới, khoảng một nửa công việc sẽ được tự động hóa, vậy điều gì sẽ làm sự khác biệt giữa nguồn lực con người với nguồn lực kỹ thuật số? - Đó phải là chất lượng của lực lượng lao động, những nhân viên có khả năng suy nghĩ, sáng tạo và học hỏi liên tục” - theo chia sẻ của Edward D. Hess, giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Virginia.
Cũng theo thống kê của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 80% các CEO hiện tin rằng nhu cầu về các kỹ năng mới là thách thức kinh doanh lớn nhất trong giai đoạn tới. Khoảng 54% nhân sự của các doanh nghiệp sẽ cần đào tạo lại kỹ năng cập nhật yêu cầu kể từ cuối năm 2022 trở đi.
Bên cạnh đó, nhu cầu phát triển bản thân của nhân sự trẻ ngày càng cao, khi cơ hội học tập và phát triển trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu. 87% lao động thuộc thế hệ Millennials và Gen Z xem xét đến cơ hội phát triển bản than khi cân nhắc apply vào một công ty. Đồng thời việc học tập sẽ thúc đẩy họ gắn kết hơn với tổ chức mình đang làm việc, theo số liệu từ Viện Gallup.
Tổ chức tri thức sẽ là xu hướng cho sự phát triển tương lai của các doanh nghiệp, nơi tạo ra không gian nuôi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức của các cá nhân. Môi trường khuyến khích nhân viên học hỏi từ đồng nghiệp, từ khách hàng, cũng như đối thủ cạnh tranh, một cách chủ động và liên tục. Từ đó biến tri thức thành sản phẩm/dịch vụ với các kết quả có tính thực tiễn nhằm cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng, tạo ra hiệu quả kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?
Xu thế phát triển chung của doanh nghiệp ngày nay là đi cùng với sự trưởng thành của các cá nhân, dựa trên nền tảng tri thức vững vàng. Không doanh nghiệp nào có thể tiến hành chuyển đổi số, nâng cao tự động hóa sản xuất, nâng cao TNKH, hay thích ứng với những thay đổi mang tính đứt gãy trên thị trường, nếu tiếp tục duy trì những nếp tư duy quản lý cũ, tập trung kiểm soát, hạn chế đầu tư đào tạo nhân viên, cầm tay chỉ việc, nhân sự thụ động, thiếu tri thức cập nhật và các kỹ năng thích ứng trong kỷ nguyên CN4.0. Xây dựng tổ chức tri thức là hướng đi gần như tất yêu với hầu hết các doanh nghiệp, gắn với các định hướng sau:
Xây dựng tổ chức tri thức thông qua việc chủ động học hỏi, triển khai áp dụng các mô hình quản trị tri thức SECI và nguyên lý thứ 5 của Peter Senge, cũng như các qui trình quản trị tri thức tổ chức. Tiếp cận này đã mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp lớn điển hình như IBM, Toyota, Google. Coi đào tạo nhân sự là một đầu tư không thể thiếu trong quản trị kinh doanh. Hướng đến dành 1% doanh số cho đào tạo nhân sự. Tuy nhiên với mỗi doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh dựa trên đặc thù ngành, đặc điểm nhân lực. Đào tạo gắn với ứng dụng công nghệ để doanh nghiệp hưởng lợi từ sự phát triển của công nghệ trên thế giới.
Nuôi dưỡng nhân tài trong tổ chức. Hơn 43% doanh nghiệp Việt thiếu hụt nhân sự tài năng, theo Báo cáo Xu hướng Tuyển dụng 2022. Cạnh tranh về nhân tài cùng sự khan hiếm trên thị trường, đặt ra vấn đề doanh nghiệp đào tạo, phát triển nhân tài bên trong tổ chức. Nhân tài bên trong doanh nghiệp gồm nhân tài quản lý lãnh đạo, nhân tài chuyên môn và nhân tài thực thi. Doanh nghiệp phân bổ nguồn lực để đầu tư cho cả 3 lực lượng này nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực mạnh.
Thay đổi tư duy quản trị. Tri thức phải tích lũy thông qua trải nghiệm va vấp, cởi mở đón nhận cái mới gắn với trao quyền. Các nhà lãnh đạo xây dựng môi trường làm việc đề cao tính tự chủ của đội ngũ. Chủ động trao quyền nhiều hơn cho nhân sự và khuyến khích thử nghiệm trong tổ chức. Coi những vấp váp sai lầm như cơ hội để cải thiện năng lực tổ chức, nâng cao tri thức cho đội ngũ nhân sự.
Tựu trung, con người tri thức là sự kết tinh trên cả 4 miền: Gia đình, Nhà trường, Xã hội, và Bản thân. Trong đó, giáo dục tự thân là quan trọng nhất, chiến thắng bản thân là quyết định nhất, gian khổ nhất. Giáo dục trong cả gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và xã hội cần lấy dục tự than, động lực hoàn thiện của mỗi cá nhân làm trung tâm. Học tập liên tục và học tập suốt đời phải trở thành chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt mang tính toàn cầu ngày hôm nay.
Có thể bạn quan tâm
Năng suất và chất lượng là điểm nghẽn nguồn nhân lực
03:00, 07/05/2023
Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực, tạo bứt phá về năng suất lao động
18:53, 06/05/2023
Nhà đầu tư nước ngoài “băn khoăn” về chất lượng nhân lực
04:00, 01/05/2023
Đào tạo nhân lực: Giảm cảnh “trống gõ nhịp 3, kèn hòa nhịp 7”
03:30, 20/04/2023
Việt Nam đạt 100 triệu người, áp lực tận dụng nhân lực “vàng”
03:00, 14/04/2023