Kinh tế Việt Nam đang thực sự khởi sắc

Nguyễn Việt ghi 21/02/2018 10:35

Đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ về kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2018.

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ. Ảnh: Internet

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ. Ảnh: Internet

Có thể bạn quan tâm

  • Giảm độ lưng chừng của kinh tế Việt Nam

    Giảm độ lưng chừng của kinh tế Việt Nam

    11:00, 13/02/2018

  • Kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức

    05:40, 12/02/2018

  • “Cú hích” cho kinh tế Việt Nam 2018

    05:37, 13/01/2018

Theo ông Hồ, việc đạt được mức tăng trưởng trong năm 2018 không có gì đáng lo ngại và quá khó khăn khi nghĩ tới chỉ tiêu 6,7%. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về phát triển kinh tế năm 2017, năm 2018 vẫn còn một vài việc chúng ta phải giải quyết mạnh mẽ hơn.

Thứ nhất, cải cách DNNN vẫn còn chậm, dù cuối năm 2017 đã có sự thúc đẩy bán vốn SABECO rất thành công. Thứ hai, nợ xấu, nợ công tuy không còn căng thẳng nhưng vẫn còn không ít mối lo.

Gần đây Thủ tướng có nói cần xem lại khối lượng GDP, nếu tính hết thì có thể nâng được khả năng vay nợ, nhưng phải nghĩ đến khả năng trả nợ. "GDP tăng trưởng như thế nào là hợp lý, theo tôi, chúng ta không chỉ chạy theo số lượng mà phải đi cùng nó là chất lượng, trong đó năng suất là rất quan trọng. Muốn năng suất cao thì phải đổi mới công nghệ, quản lý, khi có năng suất cao sẽ có một chất lượng tăng trưởng tốt, lúc này sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho tất cả mọi người". - ông Hồ nói.

Ông cũng cho rằng, chi thường xuyên là vấn đề nhức nhối trong ngân sách của chúng ta, muốn cân bằng ngân sách thì phải giảm chi thường xuyên. Chi đầu tư đang giảm dần thì không có lý do gì lại tăng chi thường xuyên. Rõ ràng, bộ máy hành chính còn quá lớn, rồi tăng lương và phải chi cho rất nhiều việc trong hoạt động quản lý như hội họp, đi lại…Nhưng quan trọng nhất là bộ máy hành chính còn quá lớn, nếu quyết tâm giảm bộ máy thì sẽ giảm được chi thường xuyên.

Dù còn nhiều lo lắng cho sự tăng trưởng kinh tế trong năm 2018, nhưng bằng chứng cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn đang thực sự khởi sắc. Theo Tổng Cục Thống kê, chỉ số toàn ngành công nghiệp tháng 1/2018 ước tính tăng tới 20,9% so với cùng kỳ 2017. Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2018 ước đạt 19 tỷ USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ. Như vậy, liên tiếp trong 4 -5 tháng gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tính theo tháng luôn đạt con số 19 tỷ USD, một mức kỷ lục mà chưa bao giờ Việt Nam đạt được. Đặc biệt, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 10,5% so với cùng kỳ cũng là một tín hiệu tích cực.

Nguyễn Việt ghi