CPTPP: Ưu tiên hỗ trợ DNNVV

Nguyễn Việt 09/03/2018 18:40

Đây là chia sẻ của ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) khi Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được ký kết ngày 8/3 tại Chile.

Ông Lương Hoàng Thái :

Ông Lương Hoàng Thái: "DNNVV là nhóm được xác định cần được ưu tiên đặc biệt khi thực thi CPTPP". Ảnh: Nguyễn Việt

Theo ông Thái, lĩnh vực gặp phải thách thức lớn nhất là ngành chăn nuôi, đặc biệt là thịt gà, thịt lợn sẽ có sự cạnh tranh với các nước cao hơn so với trước đây. Ngoài ra còn có nhiều ngành khác cũng chịu sự cạnh tranh khi theo lộ trình đưa thuế về 0%.

Có thể bạn quan tâm

  • Thay đổi chính sách để doanh nghiệp hưởng lợi từ CPTPP

    Thay đổi chính sách để doanh nghiệp hưởng lợi từ CPTPP

    16:09, 09/03/2018

  • CPTPP có thuận lợi trên con đường phê chuẩn?

    15:28, 09/03/2018

  • World Bank: CPTPP bổ sung động lực thu hút đầu tư của Việt Nam

    12:11, 09/03/2018

  • Doanh nghiệp Hàn Quốc đón đầu cơ hội đầu tư tại Việt Nam từ CPTPP

    10:40, 09/03/2018

  • Nhận định của Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam về CPTPP

    09:35, 09/03/2018

- Theo đánh giá của ông, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho cuộc chơi lớn này hay chưa?

Không thể có câu trả lời chung là doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị tốt hay không, việc này tùy thuộc ở từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Có những diễn biến thậm chí đến các nhà nghiên cứu cũng không đánh giá được hết. Đơn cử, khi chúng ta tham gia Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Australia và New Zealand đã có nhiều người e ngại doanh nghiệp trong ngành sữa sẽ không cạnh tranh được với 2 nước này. Nhưng thực tế đã xảy ra ngược lại với những lo lắng trên. Ngành sữa của Việt Nam không những duy trì mà còn có bước vươn lên mạnh mẽ hơn. Tất nhiên không phải ngành nào cũng được như vậy.

Thời  gian qua, Việt Nam đã đã có những bước chuẩn bị khá kỹ cho tiến trình hội nhập này. Chúng ta đã chủ động mở cửa cho những đối thủ cạnh tranh trực tiếp như các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,  Australia, New Zealand, Nhật Bản… Đây là những nước có cơ cấu hàng hóa tương đồng với Việt Nam. Đây cũng là bước tập dượt để Việt Nam sẵn sàng “đối đầu” với đối thủ trong tương lai gần.

- Có một nhóm được xác định là khả năng cạnh tranh thường ở thế yếu hơn so với những nhóm doanh nghiệp khác, đó là DNNVV, thưa ông?

Đây là nhóm được xác định cần được ưu tiên đặc biệt khi thực thi CPTPP. Theo chỉ đạo của Chính phủ, trong quá trình Việt Nam phê chuẩn CPTPP, các bộ, ngành phải hỗ trợ để các DNNVV có thể tận dụng được cơ hội tư bên ngoài, mặt khác điểu chỉnh cạnh tranh mức độ cho họ. Vì phần lớn DNNVV thường phải chịu yếu thế nhiều nhất trong quá trình cạnh tranh.

- Để tận dụng được các lợi ích khi tham gia CPTPP, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những vấn đề gì, thưa ông?

Một là, cần chủ động tìm hiểu thông tin về CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Doanh nghiệp cần có cái nhìn bao quát đối với Hiệp định, không chỉ tìm hiểu thông tin về lĩnh vực trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Hai là, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng nêu trên.

Ba là, doanh nghiệp cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác nêu trên để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

- Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Việt