Bản tin tổng hợp tuần từ 5 - 9/3/2018

Linh Nga 10/03/2018 04:55

CPTPP chính thức được ký kết, Thủ tướng “lệnh” các bộ ngành hỗ trợ doanh nghiệp, 2018 là năm bản lề hoàn thiện hệ thống pháp luật, VCCI sẽ đẩy mạnh góp ý cải thiện môi trường kinh doanh trong 2018...là những tin nóng trong tuần từ 5-9/3/2018.

1. CPTPP chính thức được ký kết, mở ra kỷ nguyên mới về hội nhập quốc tế

Sau nhiều lần trì hoãn và mong đợi, rạng sáng ngày 9-3 (theo giờ Việt Nam), 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Santiago, Chile. Đại diện Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, đã tham gia lễ ký.

11 nước tham gia ký kết HIệp định CPTPP tại Chile

11 nước tham gia ký kết HIệp định CPTPP tại Chile

Về cơ bản, CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung so với phiên bản gốc với 8.000 trang và chỉ tạm hoãn thực thi 22 điều khoản chủ yếu liên quan tới sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa 11 nước thành viên.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

>> Xem các bài liên quan tới CPTPP TẠI ĐÂY

2. Thủ tướng “lệnh” các bộ ngành hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành rà soát, tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực, tỉnh thành khẩn trương thành lập, công khai đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao để hỗ trợ doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao để hỗ trợ doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp trong năm 2018.

Theo đó, chỉ thị nêu rõ, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP và Chỉ thị số 26/CT-TTg đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên TTg vẫn còn tồn tại, hạn chế, chưa tạo được những đột phá thực sự thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Các chính sách vẫn còn khoảng cách so với thực tiễn. 

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

3. 2018 là năm bản lề hoàn thiện hệ thống pháp luật

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính chủ trì phiên họp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính chủ trì phiên họp.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, năm 2018 phải tập trung hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ chế để tạo môi trường kinh doanh, tạo môi trường thu hút đầu tư, huy động nguồn lực từ kinh tế tư nhân.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

4. VCCI sẽ đẩy mạnh góp ý cải thiện môi trường kinh doanh trong 2018

Tiếp tục triển khai các hoạt động xây dựng, góp ý chính sách pháp luật, thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường kinh doanh tại các địa phương là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong năm 2018.

VCCI sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2018.

VCCI sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2018.

Theo đó, VCCI tiếp tục tham gia các hoạt động xây dựng chính sách pháp luật, và tham mưu cho Đảng, Nhà nước. Trong đó, tập trung vào Luật sửa đổi bổ sung các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra, tiến hành một số nghiên cứu đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật để kiến nghị sửa đổi văn bản pháp luật cũng như tiếp tục tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Hội đồng thẩm định,... 

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

5. Ba đối tượng được tạm nhập ô tô, xe máy miễn thuế vào Việt Nam

đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.

Có ba nhóm đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/9/2013. Trong đó, sửa đổi điều kiện tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.

Theo quyết định mới ban hành, các đối tượng 1 bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo quy định tại Điều 8, 9 và 10 Nghị định số 73/CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ.

Các đối tượng này được tạm nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng xe ô tô, xe gắn máy sau khi được Bộ Ngoại giao cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức hàng miễn thuế theo quy định.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

6. Giải pháp nào với “khách Trung Quốc ở Đà Nẵng”?

Người Trung Quốc du lịch ồ ạt tại TP Đà Nẵng và núp bóng thực hiện các hành vi đáng lo ngại

Người Trung Quốc du lịch ồ ạt tại TP Đà Nẵng và núp bóng thực hiện các hành vi đáng lo ngại

Các vụ việc nổi cộm xuất phát từ du khách Trung Quốc trên địa bàn Đà Nẵng được phản ánh thời gian gần đây như hướng dẫn viên người Trung Quốc hành nghề chui, thuyết minh xuyên tạc lịch sử Việt Nam, nhà hàng dùng toàn bộ tiếng Trung khi in phiếu thanh toán, người Trung Quốc núp bóng thuê đất, mua đất, hoạt động kinh doanh… gây nên nhiều bức xúc và đặt ra các nguy cơ.

Trong khi những kiểu kinh doanh du lịch chui hay núp bóng này có thể đang làm cho ngân sách nhà nước mất đi hàng nhiều tỷ đồng tiền thuế; các doanh nghiệp thuần Việt làm ăn chân chính ngoắc ngoải vì cạnh tranh không lại thì cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực vẫn đang cân đo, xác định giữa “được” – “mất” từ nguồn du khách Trung Quốc và băn khoăn các giải pháp. Các quy định pháp luật cũng như chế tài xử lý như hiện nay rõ ràng chẳng thấm vào đâu, và cũng chẳng theo kịp nổi với thực tế các hoạt động làm ăn đang diễn ra trên đất Việt của những người Trung Quốc.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

7. Bộ Y tế tự “mua dây buộc mình”?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thông tư 52/2017 không phù hợp với tính nhân đạo vốn có của ngành Y. Nó càng trở nên kỳ lạ trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực cắt giảm những thủ tục gây phiền toái cho người dân và doanh nghiệp. Cứu người mà còn chờ xác minh lý lịch, chứng thực lý lịch... thì đây là một bước đi lùi trong công tác quản lý của ngành Y.

Theo thông tư mới nhất của Bộ Y tế (Thông tư 52/2017) thì từ ngày 1/3, đơn thuốc ngoại trú cho trẻ dưới 72 tháng tuổi được yêu cầu ghi thêm số chứng minh nhân dân (CMND) hoặc thẻ căn cước của cha mẹ, người giám hộ cho trẻ. Ngay khi thông tư này vừa đi vào cuộc sống đã vấp phải sự phản ứng của xã hội, thậm chí ngay chính người trong ngành cũng cảm thấy “chướng tai gai mắt”.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

8. Những thương vụ thoái vốn nhà nước đình đám năm 2018 (kỳ 4): BMP sẽ có kịch bản như Sabeco?

Tính đến hết thời hạn đăng ký tham gia là 16h ngày 8/3, SCIC đã nhận được 2 hồ sơ đăng ký tham gia chào bán cạnh tranh cổ phần BMP gồm 1 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và 1 cá nhân trong nước.

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo kết quả đăng ký tham gia chào bán cạnh tranh cổ phần của SCIC tại CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP). Theo đó, tính đến hết thời hạn đăng ký tham gia là 16h ngày 8/3, SCIC đã nhận được 2 hồ sơ đăng ký tham gia chào bán cạnh tranh cổ phần BMP gồm 1 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và 1 cá nhân trong nước. Tổng số lượng cổ phần đăng ký mua là 24.179.906 đơn vị, ứng với 100,1% tổng số lượng cổ phần chào bán.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

9. Ba Huân "mất giá" với 100 triệu USD?

Tập đoàn VinaCapital mới đây đã công bố đầu tư 32,5 triệu USD, tương đương hơn 740,5 tỷ đồng của quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF), quỹ đầu tư lớn nhất do VinaCapital quản lý, vào Công ty CP Ba Huân. Sau 12 tháng, VOF sẽ xem xét tăng thêm vốn đầu tư nếu doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh theo thỏa thuận giữa đôi bên. Đồng thời VinaCapital cũng định giá Ba Huân ở con số 100 triệu USD.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

10. AGF đang "tụt dốc không phanh"?

"Ngôi sao sáng" một thời của ngành thủy sản từng được chào mua với giá 155.000 đồng/cổ phiếu (tháng 3/2007) nay chỉ còn ở mức giá... 2 ly trà đá (khoảng 7.000 đồng/cổ phiếu).

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ra quyết định đưa cổ phiếu CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish - mã AGF) vào diện kiểm soát đặc biệt kể từ ngày 7/3/2018. 

Tiếp tục lỗ trong quý 1 niên độ 2017-2018, bức tranh tài chính-kinh doanh của doanh nghiệp đầu ngành xuất khẩu cá tra - AGF đang cho thấy nhiều vấn đề. Bối cảnh kinh doanh còn không ít khó khăn cùng tình trạng chậm thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin càng khiến niềm tin của nhà đầu tư vào AGF thêm bấp bênh.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

11. Những người “giữ lửa”

Nam giới kinh doanh đã khó, phụ nữ kinh doanh còn gian nan, vất vả hơn nhiều. Tuy nhiên, với sự mạnh mẽ, bền bỉ, nữ doanh nhân đang ngày càng khẳng định vai trò “giữ lửa” không chỉ trong gia đình mà trong cả nền kinh tế đất nước. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, DĐDN xin điểm lại những gương mặt doanh nhân nữ đã trở thành “hiện tượng” của Việt Nam cùng thế hệ doanh nhân nữ tiếp nối… thay lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và sự tri ân sâu sắc tới những người phụ nữ nói chung, và giới doanh nhân nữ Việt Nam nói riêng.

Bà là doanh nhân Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỉ phú USD, sau ông Phạm Nhật Vượng, và là nữ tỷ phú đô la đầu tiên, duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á theo xếp hạng của Forbes. Năm 2017, CEO của Vietjet lọt top 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí danh tiếng kể trên.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

12. Rầm rộ gom đất Đồng Nai sau quyết định cho tách thửa trở lại

Rầm rộ gom đất Đồng Nai sau quyết định cho tách thửa trở lại

Rầm rộ gom đất Đồng Nai sau quyết định cho tách thửa trở lại

Sau khi UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định cho phép tách thửa đất trở lại (có hiệu lực từ ngày 1/3/2018), thị trường nhà đất tại đây nhộn nhịp hơn hẳn với hoạt động thu mua rầm rộ của giới đầu tư.

Dạo một vòng quanh khu vực giáp ranh với Tp.HCM như Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa, hàng loạt văn phòng môi giới nhà đất Đồng Nai đang rục rịch mở cửa đón khách sau Tết. Điều bất ngờ là có khá nhiều khách hàng đến tìm hiểu thị trường và giao dịch mua bán ngay đầu năm.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

13. KỲ I: Hậu họa lớn từ các dự án lấn biển

KỲ I: Hậu họa lớn từ các dự án lấn biển

KỲ I: Hậu họa lớn từ các dự án lấn biển

Đà Nẵng vừa đề xuất lấn biển để phát triển đô thị như Dubai. Trong điều kiện giá đất ở các khu đô thị cao ngất ngưởng thì đây là hướng đi cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn đó là những bài học tại các địa phương phải nhìn nhận một cách sâu sắc.

Là DN đã đảm nhận việc tư vấn cho hơn 10 dự án khu đô thị lấn biển dọc theo bờ biển từ Vũng Tàu tới các tỉnh miền Trung, Tiến sĩ Bùi Quốc Nghĩa - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn Phát triển Duyên Hải tiết lộ thực tế tư vấn cho nhiều dự án lấn biển trong thời gian qua cho thấy, không ít dự án sai ngay từ đầu. 

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

14. Không dễ lướt sóng căn hộ

Sau thời gian dài nguồn cung chỉ tung ra nhỏ giọt, giới chuyên môn dự đoán năm 2018 sẽ là năm bùng nổ về lượng sản phẩm đổ ra thị trường. Hiện tại, hầu hết các chủ đầu tư tại Tp.HCM đều có trong tay hàng loạt dự án để sẵn sàng bung hàng và khởi động lại các kế hoạch chào bán đã bị hoãn lại trong 2017.

Không dễ lướt sóng căn hộ

Không dễ lướt sóng căn hộ

Nếu chỉ tính riêng nguồn cung của loạt ông lớn như Phú Mỹ Hưng, Nam Long Group, T&T Group, Khang Điền, Thủ Đức House, Keppel Land, Phú Long, Đại Phúc, Novaland, Đất Xanh, Hưng Thịnh, con số dự kiến đã vượt ngưỡng 50.000 - 70.000 căn hộ. Đó là chưa tính hàng chục ngàn căn hộ thứ cấp chính thức bàn giao trong năm nay.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

15. VinaCapital đang toan tính gì?

p/Tỷ trọng đầu tư vào các nhóm ngành trong danh mục của Vinacapital.p/Nguồn: Báo cáo tài chính niên độ 2017 của Vinacapital.

Tỷ trọng đầu tư vào các nhóm ngành trong danh mục của Vinacapital.p/Nguồn: Báo cáo tài chính niên độ 2017 của Vinacapital.

Liên tiếp những quyết định đầu tư mới với trị giá từ chục triệu USD/thương vụ đã được VinaCapital đưa trong thời gian gần đây, như một động thái đón đầu xu thế tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngành sản xuất Việt Nam.

Đi đầu trong các thương vụ đầu tư trị giá lớn trong thời gian qua trên thị trường Việt, trước hết phải nhắc đến quỹ đầu tư tên tuổi VinaCapital.

Trong mấy tháng đầu năm 2018, VinaCapital đã khiến thị trường phải “sôi” lên vì các quyết định đầu tư ở những doanh nghiệp được ví là những “viên ngọc”. Điển hình là quỹ VOF của VinaCapital đã “xuống tiền” tới gần 45 triệu USD để tham gia mua cổ phần trong đợt IPO của của Cty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) – đơn vị quản lý, vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, và Tcty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power).

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

16. Điều gì tạo nên “cú sốc 5 phút cuối giờ” trong phiên chứng khoán ngày 5/3?

Đến phút thứ 89, cứ ngỡ thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch ngày 5/3 chỉ nhận chút mất mát khi giữ được trên mốc 1.120 điểm, tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra khi bước vào đợt ATC, VN-Index rớt mạnh 73,18 điểm. Lực cung ở mức giá thấp ồ ạt được nạp vào hệ thống dẫn đến sự lao dốc không phanh của chỉ số này.

Theo công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), vẫn là những nỗ lực bứt phá bất thành của thị trường nhưng việc chỉ số lao dốc chỉ trong 5 phút cuối của phiên ATC thì lại rất bất ngờ và khiến hầu hết mọi người không kịp trở tay. Cú bán mạnh chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, với danh sách các cổ phiếu bị bán mạnh gói gọn trong nhóm chứng khoán (SSI, HCM, VND), ngân hàng (BID, CTG, VCB, ACB, MBB, VPB), và các cổ phiếu vốn hóa lớn như PLX, GAS, NVL, cũng làm dấy lên những nghi ngờ hành động này xuất phát từ những người chơi lớn.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

17. Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực năm 2018 (Kỳ 3): Da giày - Nghịch lý kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng thấp

trong cơ cấu giá trị của một đôi giày, 70% là chi phí cho nguyên phụ liệu, 15% chi phí nhân công, 9% chi phí đầu vào và chi phí quản lý gián tiếp khác, chỉ 6% là lợi nhuận của doanh nghiệp. Ảnh: Internet

Trong cơ cấu giá trị của một đôi giày, 70% là chi phí cho nguyên phụ liệu, 15% chi phí nhân công, 9% chi phí đầu vào và chi phí quản lý gián tiếp khác, chỉ 6% là lợi nhuận của doanh nghiệp. Ảnh: Internet

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép sang thị trường nước ngoài trong tháng đầu năm 2018 đạt 1,42 tỷ USD, giảm 3,5% so với tháng cuối năm 2017 nhưng tăng mạnh 21,1% so với tháng đầu năm 2017.

Thị trường Mỹ luôn đứng đầu về tiêu thụ các loại giày dép xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 35,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, đạt 506,25 triệu USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2017.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

18. Thủy sản chưa thấy cửa thoát thẻ vàng của EU

Mặc dù đã vào giai đoạn nước rút của cảnh báo thẻ vàng thuỷ sản từ Liên minh châu Âu (EU), nhưng đến thời điểm này, vẫn chưa có nhiều những tín hiệu khả quan cho tấm “thẻ xanh” trở lại.

p/Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra của VN đạt 1,78 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2016.

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra của VN đạt 1,78 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2016.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa (23/4) là đến thời hạn EU đánh giá kết quả triển khai và khắc phục các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU) của Việt Nam, khi đó, sẽ có 3 cửa cho thuỷ sản Việt Nam là thẻ xanh, thẻ vàng hoặc thẻ đỏ.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

19. Vụ kiện Vinasun – Grab: Grab nói gì về quyết định tạm đình chỉ vụ án?

Ông Jerry Lim Trả lừoi báo chí sau khí có quyết định tạm đình chỉ vụ án

Ông Jerry Lim Trả lời báo chí sau khí có quyết định tạm đình chỉ vụ án

Sau khi Hội đồng xét xử - Tòa án nhân dân TP HCM, quyết định tạm đình chỉ vụ án, đại diện Grab cho rằng đây là một động thái tích cực của Tòa án Nhân dân TP HCM.

Ông Jerry Lim – Giám đốc Grab tại Việt Nam cho rằng: quyết định hôm nay là một động thái tích cực của Tòa án Nhân dân TP HCM khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án để thu thập thêm thông tin từ Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải TP HCM và Sở Kế hoạch Đầu tư TP HCM. Ông này cũng khẳng định: "Tòa án ghi nhận rằng Grab Việt Nam đã cung cấp tất cả tài liệu và chứng cứ cần thiết theo yêu cầu của Tòa án vào lúc 7h40 sáng hôm nay 07/03/2018, trước thời hạn theo yêu cầu của Tòa là 8h00 sáng ngày 07/03/2018".

>> Xem chi tiết và các bài liên quan TẠI ĐÂY

20. Bộ trưởng Giao thông: "Quản" Uber, Grab như taxi truyền thống

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thểp/cho rằng, trong dự thảo thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sắp được ban hành, tổ soạn thảo phải xử lý được vấn đề trách nhiệm của Uber, Grab trong quản lý lái xe, đặt sự an toàn của người dân lên trên hết.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thểp/cho rằng, trong dự thảo thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sắp được ban hành, tổ soạn thảo phải xử lý được vấn đề trách nhiệm của Uber, Grab trong quản lý lái xe, đặt sự an toàn của người dân lên trên hết.

Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho rằng, nếu Uber, Grab không đáp ứng được yêu cầu thì rời khỏi Việt Nam. Khi Uber, Grab đáp ứng đủ các điều kiện mới được hoạt động.

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GTVT tại cuộc họp bàn dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Cũng tại cuộc họp này ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, Ban soạn thảo Nghị định 86 đề nghị đưa Uber, Grab vào quản lý như loại hình xe hợp đồng.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

21. Vinaconex gửi “tâm thư” về việc xét xử vụ vỡ đường ống nước Sông Đà

Tổng công ty Vinaconex vừa có đơn khẩn gửi các cơ quan tố tụng đề nghị xem xét lại toàn diện nguyên nhân sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà.

Các bị cáo tại tòa.

Các bị cáo tại tòa.

Gửi văn bản đến các cơ quan tố tụng và xét xử của TƯ và Hà Nội, Tổng công ty Vinaconex khẳng định việc đầu tư dự án là cần thiết và hiệu quả, sự cố xảy ra là do rủi ro trong áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, không có dấu hiệu tham ô, tham nhũng và không làm thất thoát ngân sách nhà nước.

>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Linh Nga