Vì sao đói nghèo vẫn là vấn đề quan ngại nhất?

Nguyễn Long 04/04/2018 11:18

Qua cuộc khảo sát PAPI 2017 cho thấy, đói nghèo vẫn là mối quan ngại lớn nhất của người dân qua nhiều năm qua.

Đói nghèo vẫn là vấn đề người dân quan ngại nhất qua nhiều năm

Theo khảo sát của PAPI khi đặt câu hỏi đâu là vấn đề người dân quan ngại nhất? Câu trả lời vấn đề người dân quan ngại nhất là việc có thể tái nghèo và đa số đều cho rằng xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cửa Việt Nam. Như vậy, vấn đề kinh tế vẫn là vấn đề quan ngại nhất và là tâm điểm trong suy nghĩ của người Việt Nam.

Vậy vì sao người dân lại quan tâm đến vấn đề đói nghèo? Có phải người dân cho rằng Chính phủ vẫn chưa làm đủ trong nỗ lực về giảm nghèo?

TS. Paul Schuler, Chuyên gia quốc tế Thành viên nhóm nghiên cứu PAPI

TS. Paul Schuler - Chuyên gia quốc tế Thành viên nhóm nghiên cứu PAPI

Có thể bạn quan tâm

  • PAPI 2017: Rất ít người dân tiếp cận cổng thông tin điện tử địa phương

    PAPI 2017: Rất ít người dân tiếp cận cổng thông tin điện tử địa phương

    11:01, 04/04/2018

  • Điểm kiểm soát tham nhũng trong khu vực công tăng mạnh

    10:18, 04/04/2018

Qua so sánh các câu trả lời ở những nhóm có thu nhập khác nhau có hai nguyên nhân chính. “Nguyên nhân thứ nhất, người nghèo lo lắng và quan ngại sâu sắc về vấn đề tái nghèo. Nguyên nhân thứ hai, đa số những người được phỏng vấn đều cho rằng công tác xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam”  – TS. Paul Schuler - Chuyên gia quốc tế Thành viên nhóm nghiên cứu PAPI cho biết.

Mối quan tâm lớn của người dân đối với phát triển kinh tế nói chung và đói nghèo nói riêng rất đáng lưu ý. Với kết quả giảm nghèo ấn tượng của Việt nam trong thời gian qua, tại sao nhiều người vẫn cho rằng đói nghèo là vấn đề hệ trọng, và tại sao những người có thu nhập cao hơn vẫn quan ngại về nghèo đói? Không chỉ những người có mức thu nhập thấp cho rằng đói nghèo là vấn đề hệ trọng nhất, quan điểm này cũng phổ biến ở các nhóm thu nhập trung bình thấp, trung bình khá và khá.

Theo TS. Paul Schuler, việc tìm hiểu nguyên nhân có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hoạch địch chính sách, nhất là khi Việt Nam được đánh giá là mô hình thành công trong giảm nghèo với tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Khi nhiều người lo lắng bản thân và gia đình có thể rơi vào đói nghèo, đảm bảo sinh kế nên là trọng tâm chính sách phát triển. Hoặc, người dân có thể cảm nhận đói nghèo có thể xảy ra hoặc tái diễn khi thiên tai, khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường, cũng như các vấn đề nghèo đa chiều khác đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Chỉ số quan ngại của những người có mức thu nhập khác nhau.

Chỉ số quan ngại của những người có mức thu nhập khác nhau.

Theo khảo sát, có tới 61% những người trong nhóm có thu nhập ở đây lo ngại rằng người thân, bạn bè sẽ bị rơi vào nghèo đói, 58% trong số đó cho rằng họ sẽ rơi vào nghèo đói. Tuy nhiên tại nhóm có thu nhập tỷ lệ trung bình thấp lo lắng bản thân bị rơi vào nghèo đói lên đến 47,65%, lo người thân và bạn bè rơi vào nghèo đói là 54,07%. Ngay cả những người có trung bình cũng khá cũng có mức lo tới 50,18% lo cho người thân và bạn bè rơi vào nghèo đói và 47,51% cho rằng bản thân rơi vào nghèo đói. Những số liệu trên cho thấy đây vẫn là tỷ lệ đáng kể đối với những có thu nhập không phải là thấp mà họ vẫn lo tới đói nghèo.

“Điều đáng ngạc nhiên hơn, đa số những người lựa chọn đói nghèo là vấn đề hệ trọng nhất cho rằng xóa đói, giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, thể hiện mong đợi điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước sẽ tiếp tục được cải thiện” - TS Paul nhấn mạnh.

Sinh sống ở những địa phương chưa có điều kiện phát triển kinh tế cũng là một khả năng khiến nhiều người quan ngại về đói nghèo. Có thể người trả lời câu hỏi khảo sát không nghèo nhưng khi sống ở những địa bàn chưa phát triển, họ lo lắng nhiều hơn về khả năng rơi vào hoàn cảnh nghèo khó.

Trong báo cáo PAPI 2017 chỉ ra rằng, thứ nhất, người dân lo lắng về đói nghèo vì họ cho rằng đói nghèo ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước. Thứ hai, người dân cũng lo lắng về khả năng bản thân họ hoặc người thân trong gia đình bị rơi vào nghèo khó. Mối quan ngại đó được thể hiện rõ trong nhóm những người có thu nhập thấp, đặc biệt là những người sinh sosongs ở các tỉnh còn nghèo nơi có ít cơ hội phát triển kinh tế.

Nguyễn Long