Tin NÓNG trong ngày 10 tháng 5
Chủ trương “Bí thư cấp ủy không là người địa phương”: Sẽ thực hiện ngay!; Đà Nẵng nói gì về các bãi giữ xe?; Giới đầu cơ đang rút khỏi Vân Đồn; “Xẻ thịt” biển Đà Nẵng... là tin NÓNG trong ngày 10/5.
1. Chủ trương “Bí thư cấp ủy không là người địa phương”: Sẽ thực hiện ngay!
Đến năm 2020, cơ bản bố trí Bí thư cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương. Đến nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ thực hiện dứt điểm chủ trương này trên toàn quốc.
Đây là nội dung chính được Ban soạn thảo Đề án Trung ương 7 về công tác cán bộ cho biết tại Hội nghị Trung ương 7.
=>> Xem chi tiếttại đây.
2. Chính quyền Đà Nẵng nói gì về các bãi giữ xe?
TP Đà Nẵng sẽ sớm hoàn thiện phương án “kẻ vạch thu phí” đậu đỗ xe ô tô ở những bãi đỗ xe lớn, gần các khu vực kinh doanh sầm uất tạo thêm nguồn thu cho ngân sách thành phố.
Đó là nội dung mới nhất trong báo cáo của Sở GTVT TP Đà Nẵng vào ngày 7/5/2018 xung quanh việc dư luận cho rằng chính quyền Đà Nẵng thu phí giữ xe chỉ là để “tận thu”, tăng ngân sách thành phố chứ không giải quyết được bài toán hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường quản lý trật tự đô thị.
=>> Xem chi tiết tại đây.
3. Giải pháp của Tổng Thanh tra Chính phủ về vấn đề tẩu tán tài sản tham nhũng
Tổng Thanh tra chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Võ Thị Như Hoa – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng về giải pháp chống tẩu tán tài sản tham nhũng.
=>> Xem chi tiết tại đây.
4. Đạm Hà Bắc có thể âm vốn chủ sở hữu 286,2 tỷ đồng
Theo đó, nguồn vốn chủ sở hữu của Đạm Hà Bắc vào cuối năm 2017 chỉ còn 434 tỷ đồng, như vậy, với kế hoạch lỗ hơn 720 tỷ đồng trong năm nay thì công ty này có thể sẽ bị âm vốn chủ khoảng 286,2 tỷ đồng.
=>> Xem chi tiết tại đây.
5. Gelex thử thách điện mặt trời
Tcty Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) vừa cho biết sẽ đầu tư vào dự án điện mặt trời với quy mô hơn nghìn tỷ đồng.
Gelex là tận đoàn hàng đầu cả nước sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dây và cáp điện, máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện, thiết bị đo điện. Đặc biệt, Gelex cũng là đơn vị sản xuất công-tơ hai chiều dùng cho ngành điện mặt trời. Ngoài thuận lợi chung về nhu cầu cao và hạn mức còn nhiều, Gelex còn có lợi thế lớn nhờ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực điện.
=>> Xem chi tiết tại đây.
6. “Cánh cửa” tạo gia tăng xuất khẩu hàng Việt
Xuất khẩu vào các hệ thống phân phối là hình thức xuất khẩu hiệu quả, bền vững nhiều doanh nghiệp Việt theo đuổi. Tuy nhiên, gia tăng giá trị cho sản phẩm Việt Nam mới là giải pháp thiết thực.
=>> Xem chi tiết tại đây.
7. Đồ Sơn đang “ẩn danh” trên bản đồ du lịch
Là một trong hai địa danh trên cả nước được đánh dấu trên bản đồ du lịch thế giới thập niên 90, thế nhưng Đồ Sơn giờ đã không còn “tên tuổi” ngay cả ở trong nước. Lượng khách đến Đồ Sơn năm 2017 giảm so với năm 2016, quý I năm 2018, lượng khách giảm 15% so với cùng kỳ năm 2017.
=>> Xem chi tiết tại đây.
8. Giới đầu cơ đang rút khỏi Vân Đồn
Khoảng một tuần sau khi có chỉ đạo dừng mọi giao dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Vân Đồn, thị trường bất động sản tại đây đang từ trạng thái nóng sốt đã gần như trở về tình trạng đóng băng.
Một lần nữa, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh khẳng định, hàng chục ngàn tỉ đồng của Nhà nước và các nhà đầu tư lớn bỏ ra nhằm bước đầu xây dựng hạ tầng cơ sở để đưa Vân Đồn trở thành đặc khu chứ không phải để cho “cò” đất và giới đầu cơ lộng hành.
=>> Xem chi tiết tại đây.
9. “Xẻ thịt” biển Đà Nẵng (Kỳ II): Nhức mắt với dự án hoang
Con đường ven biển nối liền Đà Nẵng và TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam một thời được giới đầu tư bất động sản mệnh danh là con đường tỷ USD, là điểm đến ưa thích của hàng loạt các đại gia bất động sản du lịch trong và ngoài nước. Hàng loạt các ông lớn hòa mình vào cuộc đua về đây để giành chỗ, xí phần và "vẽ" trên giấy với số vốn hàng trăm triệu USD được cấp phép, bàn giao mặt bằng và tổ chức lễ động thổ hoành tráng.
Liên tiếp dự án, khu resort mang đẳng cấp quốc tế mọc lên làm cho người ta có cảm giác ngành du lịch nghỉ dưỡng của TP phát triển mạnh nhưng đằng sau đó lại là một câu chuyện người dân TP Đà Nẵng sống ở thành phố biển mà không tiếp cận được với biển.
=>> Xem chi tiết tại đây.
10. KCN Quán Ngang với ẩn họa môi trường (Kỳ I): Nỗ lực giảm ô nhiễm nhưng nước thải đi đâu?
Người dân trên địa bàn Khu công nghiệp Quán Ngang (KCN) tọa lạc tại địa bàn 2 xã Gio Quang và Gio Châu thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị nhiều năm qua vô cùng lo lắng vì hiện tượng những mùi hôi thối bốc lên cả vùng, nước giếng thì không ai dám sử dụng, người dân không biết kêu ai.
Khi KCN mở ra, niềm vui đến với người dân toàn tỉnh, hàng ngàn lao động tha hương tận miền Nam có cơ hội trở về tìm kiếm công ăn việc làm ổn định gần nhà. Bộ mặt thôn quê thay da đổi thịt.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, vài năm trở lại đây cùng với tốc độ phủ kín diện tích trống KCN, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có nguy cơ xóa sổ vùng trồng lúa trù phú bậc nhất tỉnh Quảng Trị.
=>> Xem chi tiết tại đây.
11. Loạn chuẩn môi trường tại Bình Phước?
Nhiều doanh nghiệp chế biến mủ cao su tại tỉnh Bình Phước bị xử phạt, thậm chí bị yêu cầu đóng cửa nhà máy vì không đạt tiêu chuẩn của địa phương về xử lý nước thải, mặc dù đã đạt tiêu chuẩn quốc gia. Những tiêu chuẩn xa thực tiễn này đang quá sức chịu đựng về chi phí của các doanh nghiệp tại Bình Phước.
=>> Xem chi tiết tại đây.
12. Nhà đầu tư “mòn mỏi” chờ Luật về PPP
Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư hạ tầng giai đoạn 2016 -2020, dự báo khoảng 25 tỷ USD/năm, tăng gấp đôi so với mức đầu tư 5 năm trước đó. Nhu cầu lớn là vậy, nhưng trong 2 năm trở lại đây, không có một dự án BOT nào được thực hiện.
Nhiều doanh nghiệp đang chờ sự ra đời của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Luật về PPP) để có hành lang pháp lý đầy đủ rồi mới đầu tư.
=>> Xem chi tiết tại đây.
13. ASG muốn thâu tóm CIAS?
CIAS vừa có thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc nâng tỷ lệ sở hữu của ASG tại doanh nghiệp này lên 51% vốn điều lệ mà không phải thực hiện chào mua công khai.
Cụ thể, số lượng cổ phiếu mà ASG dự kiến mua tối đa 2,46 triệu cổ phiếu, tương ứng 25,6% vốn điều lệ CIAS. Sau giao dịch, ASG sẽ nắm gần 4,9 triệu cổ phiếu, ứng tỷ lệ 51% và trở thành công ty mẹ của CIAS. Ngày chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản dự kiến vào 28/5/2018.
=>> Xem chi tiết tại đây.
14. Vì sao bầu Đức quyết cứu giá cổ phiếu HAG?
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAG) vừa đăng kí mua vào 20 triệu cổ phiếu HAG. Vì sao ông Đức làm vậy?
=>> Xem chi tiết tại đây.
15. Châu Âu có cứu vãn được thỏa thuận hạt nhân Iran?
Các quốc gia châu Âu đang cố gắng tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lui khỏi thỏa thuận này.
"Thỏa thuận này chưa "chết". Mỹ rút khỏi thỏa thuận nhưng thỏa thuận vẫn còn đó", Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói.
Ông Le Drian cho biết, Iran đang tôn trọng các cam kết của mình theo thỏa thuận hạt nhân. "Quốc gia này xứng đáng nhận được điều tốt đẹp hơn bất ổn gây ra bởi sự rút lui của Mỹ. Vì vậy, chúng tôi muốn tuân thủ thỏa thuận này và muốn thấy rằng Iran cũng vậy," ông Le Drian nói với đài phát thanh Pháp RTL.
=>> Xem chi tiết tại đây.
16. Khi nào ông Mahathir tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Malaysia?
Hãng thông tấn Bernama của Malaysia cho biết lễ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng của ông Mahathir sẽ diễn ra ngay sau khi yết kiến Quốc vương Malaysia dự kiến diễn ra vào lúc 16h chiều 10/5 theo giờ Việt Nam.
Trước đó, kết quả bầu cử chính thức cho thấy Pakatan Harapan (Liên minh Hy vọng) của ông Mahathir đã giành chiến thắng áp đảo với 113 ghế trong tổng số 222 ghế trong quốc hội, chiếm đa số.
Theo thông lệ, người đứng đầu liên minh giành chiến thắng sẽ được đề cử trở thành tân Thủ tướng, sau khi được Quốc vương Malaysia chấp thuận.
Bản thân ông Mahathir, năm nay đã 92 tuổi, trong sáng ngày 10/5 đã khẳng định vẫn muốn tiếp tục phụng sự đất nước và nhân dân Malaysia.
=>> Xem chi tiết tại đây.