Không để “ăn đong” đề án trong giáo dục

Nguyễn Việt 25/05/2018 06:00

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo vội vã thu hồi đề án đổi mới thi với chi phí 750 tỉ đồng đã để lại nhiều dấu hỏi về cách xây dựng đề án đổi mới giáo dục của Bộ này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vội vã thu hồi đề án đổi mới thi với chi phí 750 tỉ đồng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thu hồi đề án đổi mới thi với chi phí 750 tỉ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • “Chóng mặt” với thay đổi phương thức tuyển sinh vào lớp 6 tại trường điểm ở Hà Nội

    “Chóng mặt” với thay đổi phương thức tuyển sinh vào lớp 6 tại trường điểm ở Hà Nội

    15:15, 24/05/2018

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội về câu chuyện này, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho biết, trong một thời gian dài việc xử lý các vấn đề về giáo dục đào tạo rất “vất vả” vì đây là lĩnh vực đặc biệt. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, Hiến pháp cũng đã quy định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhưng trong thực tiễn, vấn đề này chưa được nhận thức đầy đủ, chính vì thế trong hành động chưa có sự đầu tư chính thức cho việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính sách. Điều này đã dẫn đến nhiều cán bộ lãnh đạo trong ngành giáo dục lần lượt thay nhau “nghiên cứu đi nghiên cứu lại”.

“Vẫn biết mỗi người có nhãn quan khác nhau, bộ máy tham mưu khác nhau nên dẫn đến việc thay đổi chính sách liên tục. Đến mức độ phụ huynh cũng không đuổi kịp chứ chưa các cháu học sinh”, ông Nhưỡng nói.

Tuy nhiên, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo kịp thời rút lại khi nhận thấy bất hợp lý, theo ông Nhưỡng cũng là điều đáng hoan nghênh. Bởi vì sợ nhất biết rồi nhưng vẫn tiếp tục cố tình không sửa sai. Có những vấn đề Bộ chưa nghiên cứu đến hoặc do sự tác động từ kinh tế - xã hội cần có sự thay đổi cho phù hợp thì nên mạnh dạn sửa.

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhanh chóng thu hồi đề án đổi mới thi, nhưng ông Nhưỡng vẫn khuyến cáo, trước khi đưa ra một đề án nào đó thì cũng phải có tầm nhìn và chiến lược lâu dài, phải nghiên cứu kỹ lưỡng và thận trọng hơn, có thể mời các nhà khoa học trong và người nước cùng tham gia nghiên cứu để xây dựng chiến lược, kế hoạch hoàn thiện hơn, không để xảy ra tình trạng “ăn đong” đề án. Để phải “ăn đong” đề án trong giáo dục là điều rất nguy hiểm.

Nguyễn Việt