Giá dịch vụ đào tạo sẽ đảm bảo tính công bằng

Nguyễn Việt thực hiện 30/05/2018 13:24

Đánh giá dùng thuật ngữ "học phí" bằng "giá dịch vụ, ĐBQH Hoàng Văn Cường  cho rằng, ở đây phải hiểu nội hàm và khái niệm.

ĐBQH Hoàng Văn Cườngp/

ĐBQH Hoàng Văn Cường. Ảnh: Nguyễn Việt

Có thể bạn quan tâm

  • Không miễn học phí sẽ đưa chất lượng ngành sư phạm tốt hơn

    Không miễn học phí sẽ đưa chất lượng ngành sư phạm tốt hơn

    14:24, 30/05/2018

  • Sinh viên sư phạm sẽ không được miễn học phí

    Sinh viên sư phạm sẽ không được miễn học phí

    10:40, 29/05/2018

  • Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học

    Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học

    06:48, 30/05/2018

  • Tự chủ giáo dục: Phải đảm bảo “kiềng 3 chân”

    Tự chủ giáo dục: Phải đảm bảo “kiềng 3 chân”

    11:52, 29/05/2018

  • Chất lượng giáo dục mầm non: Không thể lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu

    Chất lượng giáo dục mầm non: Không thể lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu

    10:20, 29/05/2018

  • Cảm ơn quyết định thu hồi đề án của Bộ trưởng Giáo dục!

    Cảm ơn quyết định thu hồi đề án của Bộ trưởng Giáo dục!

    11:00, 25/05/2018

Nội hàm học phí và giá dịch vụ là khác nhau, học phí được phát hành theo luật phí và lệ phí do nhà nước ấn định. Còn khi nói đến giá dịch vụ tức là yếu tố được xác định theo luật giá, như vậy nội hàm của hai phạm trù này khác nhau.

Tuy nhiên, trong báo cáo thẩm tra, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc không nhất trí việc thay thuật ngữ "học phí" bằng "giá dịch vụ đào tạo".

Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường, nếu đứng về mặt tên gọi thì có thể dùng bằng cách nào đó cho năng động, chứ không nhất thiết phải dùng là giá dịch vụ đào tạo khi thông báo việc phải đóng tiền học của người học. Bản chất của học phí là giá dịch vụ đào tạo chứ không phải là phí do nhà nước ấn định. "Theo tôi tên gọi không phải là vấn đề lớn, đây là do quan niệm của chúng ta, gọi tên nào đó thì phải đưa vào trong luật để ấn định thành một tên gọi thống nhất chung. Quan trọng nhất là nội hàm bên trong, đó là giá dịch vụ đào tạo và học phí là hoàn toàn khác nhau". - ông Cường nói.

Theo ông Cường, bản chất lớn nhất của việc chuyển từ phí sang giá là chúng ta phải thay đổi hoàn toàn quan niệm tiền thu về là gì. Phí là phần nhà nước đã ấn định theo luật phí và lệ phí, như vậy những cơ sở giáo dục đào tạo không thể thay đổi phí. Còn khi gọi giá dịch vụ đào tạo thì các cơ sở giáo dục đào tạo có quyền tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý mà được chấp nhận và trở thành chi phí đào tạo mà người học phải trả cho các cơ sở đào tạo đó. Do đó, việc dùng giá dịch vụ đào tạo sẽ đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch và sự lựa chọn cho các cơ sở cung cấp dịch vụ cũng như phía người học.

Trả lời câu hỏi liệu chuyển sang cơ chế giá thì học phí có bị tăng lên so với hiện nay hay không, ông Cường cho biết, vấn đề là do chúng ta  lựa chọn các chương trình đào tạo. Nếu cơ sở đào tạo có chương trình tốt, phải chi phí nhiều trong chương trình đó và mang lại nhiều dịch vụ tốt cho người học, người học cảm thấy chi phí như vậy là xứng đáng thì giá sẽ phải cao. Ngược lại, nếu một chương trình đào tạo không mang lại giá trị gì mới cho người học, thì có khi giá dịch vụ đào tạo lại còn thấp hơn phí do nhà nước định ra. Chính vì vậy, phải tính đúng, tính đủ những chi phí cho chương trình đào tạo cho giá đó.

Ông Cường cho rằng, việc đưa học phí về vói giá dịch vụ sẽ thay đổi rất lớn đến chất lượng đào tạo, bởi hiện nay có rất nhiều chương trình đào tạo cần phải có sự đầu tư lớn hơn, cá biệt hơn như máy móc thiết bị, thậm chí có thể phải mời chuyên gia kinh tế. Nếu chúng ta cứ sử dụng phí và học phí do nhà nước ấn định thì những cơ sở đào tạo dù có năng lực tốt đến mấy, người học cũng mong muốn đạt được dịch vụ cao đến mấy cũng không thể thực hiện được. Trong khi đó, nếu chúng ta thay đổi giá dịch vụ thì các cơ sở đào tạo sẽ đưa ra những sản phẩm đào tạo đáp ứng được nhu cầu người học, còn người học cũng thấy rằng đây mới là thứ người ta cần.

"Chi phí có thể cao nhưng người học mong muốn được tiếp cận với dịch vụ, chất lượng đó thì sẽ tạo ra được sản phẩm đào tạo rất khác nhau, mỗi sản phẩm đấy sẽ tương ứng với nó là những phần chi phí khác nhau. Chi phí này được công khai, minh bạch mà không phải như chi phí ấn định như hàng hóa thông thường trên thị trường". - ông Cường nhấn mạnh.

Nguyễn Việt thực hiện