Đại biểu “lăn tăn” chuyện ưu đãi thu hút nhân tài ngành sư phạm

Hồng Hương 11/06/2018 17:04

Tại phiên thảo luận chiều nay (11/6), nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm cần chú trọng và có các chính sách ưu đãi cụ thể hơn để thu hút nhân tài cho ngành giáo dục.

Dự án luật đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng quy định vay vốn tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sau khi các em tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định thì sẽ không phải hoàn trả khoản tín dụng sư phạm.

Các Đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận chiều 11/6

Các Đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận chiều 11/6

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao cần sửa đổi Luật Giáo dục?

    16:08, 11/06/2018

  • Đại biểu Quốc hội: Phụ huynh không muốn con em mình là “chuột bạch”

    16:31, 11/06/2018

  • Giáo dục mầm non gây bức xúc nhất lại được… đánh giá cao?

    09:40, 06/06/2018

  • 3- 4 tỷ USD dành cho giáo dục “trôi” ra nước ngoài

    09:26, 06/06/2018

  • Giáo dục nghề nghiệp: Làm gì để tạo đột phá?

    14:00, 05/06/2018

Thảo luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Tuyến (Tiền Giang), cho rằng, nên tiếp tục ưu đãi và hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên ngành sư phạm, chuyển hình thức miễn học phí sang tín dụng để tránh lãng phí ngân sách. Tuy nhiên đại biểu Tuyến còn khá băn khoăn về tính công bằng của chính sách tín dụng này.

Đại biểu này làm phép so sánh, có 2 sinh viên cùng vay vốn, cùng thực hiện nguyện vọng là được học ngành sư phạm, cùng mong muốn là sau khi ra trường được làm việc cho ngành giáo dục. Một em sau khi tốt nghiệp xin được việc làm trong ngành giáo dục, phục vụ cho ngành đủ thời gian theo quy định và không phải hoàn trả khoản vay này. Một em còn lại không xin được việc làm trong ngành giáo dục, buộc lòng phải làm việc khác không theo nguyện vọng của mình. Nếu có may mắn hơn thì có thể xin được việc trong ngành giáo dục nhưng vì lý do gì đó mà không phục vụ đủ thời gian trong ngành theo quy định, cuộc sống khó khăn, chật vật mà phải kiếm tiền để trả khoản vay tín dụng này.

"Từ đó vô hình chung việc trả khoản vay này như chế tài đối với những người không làm việc trong ngành giáo dục hoặc làm không đủ thời gian". - đại biểu Tuyến nói.

Bà đề nghị: "Cơ quan soạn thảo cần cân nhắc lại hình thức hỗ trợ bằng tín dụng sư phạm, nhất là khi hiện nay chúng ta chưa có thể đảm bảo được tốt nhất việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp. Việc không thể làm việc trong ngành giáo dục cũng là vấn đề khách quan nằm ngoài mong muốn chủ quan của học sinh, sinh viên tốt nghiệp".

Đại biểu Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) cho rằng, giáo dục mầm non là quan trọng, trong khi quản lý còn nhiều hạn chế nên giáo viên thiếu cơ sở vật chất dẫn đến tỷ lệ trả nhà trẻ mới lên tới 27,7%, nhưng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục lại không đề cập việc cần nghiên cứu sửa đổi giáo dục mầm non. Do đó, cần có quy định rõ đầu tư trường lớp để đáp ứng yêu cầu, thu hút ưu đãi đội ngũ này để đảm bảo chất lượng.

Bên cạnh đó, về chính sách đối với sinh viên ngành sư phạm, với đề xuất từ miễn học phí thành cho vay tín dụng nhằm tránh lãng phí ngân sách nhà nước, tránh việc nhiều em theo học dẫn tới tình trạng thừa giáo viên, đại biểu Chương cho rằng, có một thực trạng khi các em tốt nghiệp nhưng không tìm được việc làm. "Với trường hợp đó cơ quan tín dụng sẽ xử lý thế nào về việc trả khoản vay tín dụng mà sinh viên đã vay? Giới hạn thời gian vay là bao lâu? Ai là người theo dõi các sinh viên cần trả khoản vay? Vay tiền đã khó khăn nhưng học xong không tìm được việc làm sẽ trở thành áp lực lớn đối với các bạn trẻ ngành sư phạm". - Đại biểu Chương đặt câu hỏi.

Ông Chương đề nghị Nhà nước cần hết sức thận trọng trước phương án hỗ trợ tín dụng cho ngành sư phạm. Cần có chính sách thu hút sinh viên khá giỏi và giáo viên vào ngành sư phạm đáp ứng nhu cầu, tránh việc thừa giáo viên nhưng thiếu việc làm.

Đồng quan điểm trên, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) bày tỏ ý kiến không đồng tình với chính sách hỗ trợ cho vay tài chính cho sinh viên ngành sư phạm, vì theo ông, đó chưa phải là giải pháp hiệu quả giúp giải quyết triệt để vấn đề chất lượng ngành sư phạm.

Theo vị đại biểu này, cả nước hiện có 65 trường đại học đào tạo sinh viên ngành sư phạm, năm 2017 quy mô đào tạo là 105062 sinh viên, trong khi đó năm 2016, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường là 19%. Tương tự, trường Cao đẳng ngành sư phạm có 49 trường, quy mô đào tạo năm 2017 43972 sinh viên, số sinh viên thất nghiệp năm 2016 là 18%,… chưa kể còn nhiều trường đào tạo ở các

Điều này cho thấy sinh viên ra trường từ các trường học chính quy từ các ngành sư phạm có việc làm rất thấp. "Nếu chúng ta áp dụng hỗ trợ tài chính bằng hình thức cho vay tín dụng là không hợp lý. Nếu sinh viên ra trường không có việc làm, ai sẽ xử lý nợ trên và ai sẽ giải quyết với các trường hợp trên?

Tôi đề nghị, thay bằng hình thức cho vay tín dụng chúng ta nên xét học bổng ưu đãi dành cho sinh viên, thắt chặt đầu ra và chỉ nên sử dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đào tạo sư phạm chính quy. Như vậy mới đảm bảo về chất lượng cho ngành giáo dục.” - đại biểu Bình đề nghị.

Hồng Hương