Kinh tế Việt Nam có lo suy thoái?

Lam Song 16/06/2018 18:37

Nhiều tín hiệu cho thấy kinh tế Việt nam sẽ tăng chậm lại hẳn trong quý 2 và khả năng cao là sẽ còn chậm nữa trong nửa cuối năm 2018.

Thông tin này vừa được ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc BP Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân SSI chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình.

Có thể bạn quan tâm

  • WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng giảm

    15:39, 11/06/2018

  • Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Xuất hiện một số tín hiệu cảnh báo!

    05:35, 08/06/2018

  • Tăng trưởng kinh tế kỷ lục: Động lực và tính bền vững

    11:10, 27/05/2018

  • Vẫn còn "khoảng lặng" trong tăng trưởng

    09:47, 25/05/2018

  • Năm 2019: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 6,8%

    09:16, 25/05/2018

  • ”Điểm sáng” là tăng trưởng kinh tế cao nhất 10 năm qua

    10:36, 21/05/2018

  • Động lực tăng trưởng kinh tế tương lai là cải cách thế chế

    10:44, 18/05/2018

Theo ông Linh, điện tử, điện thoại là trụ cột cho tăng trưởng công nghiệp Việt Nam. Xuất khẩu điện thoại và điện tử chiếm tới 1/4 tổng xuất khẩu, cũng là 1/4 GDP nhưng mức độ tập trung chủ yếu lại vào Samsung và LG. Năm 2017 kinh tế Việt Nam thăng hoa nhờ Galaxy S8, Note 8, sang 2018, vẫn có Galaxy S9 và Note 9 nhưng tăng trưởng xuất khẩu điện thoại và điện tử đã chậm lại rõ.

Việc Samsung, LG giảm sản lượng ở Việt Nam đến từ 3 nguyên nhân: Thứ nhất, họ lo suy thoái kinh tế toàn cầu (do FED nâng lãi suất...). Thứ hai, sức ép của Tổng thống Donald Trump buộc các doanh nghiệp phải có nhà máy tại Mỹ để tạo việc làm cho người Mỹ. Thứ ba, họ chuẩn bị đầu tư sang Triều Tiên.

“Dù là nguyên nhân gì thì khi Samsung LG giảm sản lượng ở Việt Nam thì ảnh hưởng đến tăng trưởng và cân đối vĩ mô của Việt Nam là rất lớn”. – ông Linh nhìn nhận.

Theo dự báo của Giám đốc BP Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân SSI, tăng trưởng quý 2 sẽ thấp hơn nhiều so với mức 7.38% của quý 1, may ra quý 2 còn trên được 7% nhưng sang nửa cuối năm thì dưới 7% là chắc vì nền của nửa cuối năm 2017 rất cao.

Năm 2017 và quý 1 2018 Việt Nam xuất siêu, có một phần quan trọng là nhờ xuất khẩu điện thoại và điện tử. Khi xuất khẩu các mặt hàng này giảm đi, tháng 5 2018 đã nhập siêu 500 triệu USD và với đà này Việt nam sẽ nhập siêu dài dài (trừ phi chúng ta có biện pháp hạn chế nhập khẩu hoặc kích thích xuất khẩu mới).

Phân tích thêm về nhận định trên, ông Linh cho rằng, khi nhập siêu tăng, cán cân tổng thể (BOP) sẽ "bớt" thặng dư, đồng nghĩa cung tiền do NHNN mua USD sẽ giảm, ảnh hưởng đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng và lãi suất.

“Tất nhiên điều này chưa thể xảy ra ngay vì trạng thái dư thừa thanh khoản trong hệ thống NHTM hiện vẫn còn và nếu kiểm soát tốt tăng trưởng tín dụng thì thanh khoản NHTM sẽ không quá căng...” – ông Linh nói.

Theo ông, không phải vì quy luật suy thoái kinh tế 10 năm 1 lần mà chính Tổng thống Donald Trump với các chính sách của ông đang ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Một là, doanh nghiệp nước ngoài sẽ mở nhà máy tại Mỹ, hai là FED sẽ nâng lãi suất nhanh hơn.

“Chúng ta phải chuẩn bị cho một tương lai không mấy sáng sủa của năm 2018, điều mà vào đầu năm nay rất rất ít người nghĩ tới.

Cái khó sẽ ló cái khôn! Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng là chúng ta đã thông minh hơn, học được nhiều bài học hơn và có quyết tâm lớn hơn để phát triển đất nước...” – ông Linh nhấn mạnh.

Lam Song