Cử tri Đà Nẵng: Tham nhũng bao nhiêu ngàn tỷ mới nhận mức án cao nhất?
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Liên Chiểu của Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng sáng 21/6, cử tri đã có nhiều ý kiến, góp ý về các vấn đề nóng nhận được nhiều quan tâm tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV vừa qua.
Ông Phan Nhự - một cử tri của quận Liên Chiểu cho biết việc chất vấn ở kỳ họp vừa qua với quy định thời gian hỏi đáp 1 phút 3 phút là rất khoa học, đáng phát huy.
Đi vào cụ thể, ông Nhự cho rằng việc thực hiện luật lệ, các quy định hiện nay trong thực tế chưa nghiêm, các cơ quan các địa phương còn làm quá hình thức. Ông đơn cử Luật phòng chống tác hại thuốc lá: “Để tấm bảng “cơ quan không thuốc lá”, “bệnh viện không thuốc lá” nhưng vào trong thì hút rất nhiều. Đã có luật thì phải thực hiện nghiêm chỉnh, ngành y tế phải tăng cường tuyên truyền, ngành tư pháp tòa án phải có cơ chế xử phạt như thế nào, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chỉ đạo sơ kết thực hiện và cần có cơ chế xử phạt nghiêm minh”, cử tri Nhự đề nghị.
Có thể bạn quan tâm
Thêm tướng: Cân nhắc thiệt hơn!
11:17, 21/06/2018
Cần mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng
14:00, 13/06/2018
Phòng chống tham nhũng: Cần đề cao vai trò của báo chí, nhân dân
16:35, 13/06/2018
Thuốc trị tham nhũng và công thức... đo đếm lòng trung thực
13:36, 13/06/2018
Đua nhau rao bán đất đặc khu
12:30, 21/06/2018
Lùi Luật Đặc khu, số phận dự án Vịnh Đầm tại Phú Quốc ra sao?
19:30, 19/06/2018
Khánh Hòa: Không có chuyện dự án bị chậm tiến độ vì... dừng Luật đặc khu
12:40, 13/06/2018
Hệ thống giáo dục quốc gia nhiều bất cập làm nảy sinh thực trạng đáng buồn cũng được cử tri rất quan tâm. Cử tri Phạm Ngọc Trường - quận Liên Chiểu cho biết: “Giáo dục hiện nay mới chỉ đào tạo mà chưa có giáo dục. Cô giáo thì bắt học sinh uống nước lau bảng, phụ huynh bắt cô giáo quỳ, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng.Tại sao lại như thế?”
Cử tri này đề nghị ngành giáo dục phải “cần cải tạo, cải cách mạnh mẽ”. Đây dường như không chỉ là yêu cầu của mỗi vị cử tri này mà còn là tiếng nói chung của rất nhiều những trí thức, phụ huynh, giáo viên, những người học và tầng lớp xã hội khác trước thực trạng giáo dục nhiều bất cập như hiện nay.
Nổi bật nhất trong các ý kiến của đại diện cử tri quận tại Đà Nẵng bên cạnh dự luật Đặc khu (đã được lùi thời hạn thông qua) chính là phòng chống tham nhũng theo luật hiện nay và các ý kiến đang thảo luận, sửa đổi, bổ sung xoay quanh luật này.
Theo cử tri Nguyễn Thị Xuân: “Hiện người dân không biết tham nhũng bao nhiêu thì đưa đến mức hình cao nhất là tử hình, nhưng thật sự người dân đã nói, bao nhiêu ngàn tỷ như vậy vẫn chưa thấy có mức án cao nhất?”
Như thành phố loại 1 như Đà Nẵng hiện vẫn còn rất nhiều cảnh 3 người bệnh nằm chung một giường hay phòng họp cho dân còn chưa có. Vừa rồi để nghe phổ biến về thành phố 4 an, người dân Đà Nẵng phải che dù, mặc áo mưa nghe một báo cáo viên tuyên truyền. "Người dân thì không thể tham nhũng chỉ các cấp ở trên, những người nắm tiền, có quyền thì mới có thể tham nhũng", cử tri Xuân gay gắt.
Cử tri Nguyễn Thanh Trượng - Phường Hoà Hiệp Bắc cho rằng, từ "hạ cánh an toàn" đã không còn nữa, “chúng tôi rất vui mừng”. Nhưng cử tri Trượng cũng đặt câu hỏi liệu những tài sản tham nhũng có được tịch thu để đảm bảo công bằng và nghiêm minh?. Theo ông, tuy không còn “hạ cánh an toàn” nhưng lại có biểu hiện “hy sinh đời bố củng cố đời con”; thời xưa “khiển trách, cảnh cáo, cách chức” thì người bị những hình thức này chịu ảnh hưởng nặng nề từ xã hội về nhân cách, nhưng ở thời kinh tế thị trường, những từ này không còn sức nặng nữa.
Ông lấy ví dụ, quy định của quốc gia láng giềng liên quan xử lý tài sản của những người tham nhũng đã có luật phong tỏa tài sản của anh, chị, em, cha mẹ, con cái. Ông đặt câu hỏi: Chúng ta đã có quy định như vậy chưa? Bởi khi thời gian truy tố đến xét xử vụ án tham nhũng cả một năm trời, dễ dẫn đến tẩu tán tài sản phạm tội.
Trả lời các thắc mắc của cử tri, ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng về ý kiến của cử tri đề nghị phong tỏa tài sản liên quan tham nhũng, ông Sơn cho rằng chi tiêu tiền mặt chính là cản trở lớn nhất. Theo đó, để tịch thu tài sản đúng pháp luật mà không gây bất ổn xã hội, ông Sơn nói về lộ trình mục tiêu mươi, mười lăm năm tới là tạo ra môi trường lành mạnh về chế độ sở hữu, "giai đoạn thứ hai là minh bạch toàn bộ quan hệ sở hữu, khi đó, tài sản liên quan vụ việc nếu giải thích không được thì tịch thu", ông Sơn cho biết.