[ĐÀM PHÁN LƯƠNG TỐI THIỂU 2019] Vì sao VCCI kiến nghị không điều chỉnh?
Việc không tăng lương tối thiểu nhằm "bồi dưỡng" sức doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất, có chính sách đào tạo và nâng cao tay nghề của người lao động, nhằm phát triển bền vững.
Tại Phiên đàm phán đầu tiên chiều ngày 9/7, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ dành thời gian để lắng nghe kết quả khảo sát tình đời sống của người lao động do Tổng LĐLĐ VN thực hiện, tác động của lương tối thiểu năm 2018 tới chi phí sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp.
Các bên cũng sẽ tiếp thu ý kiến từ nhóm kỹ thuật của Hội đồng tiền lương quốc gia báo cáo về tình hình thực hiện mức lương tối thiểu 2018 và xác định mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Cuối cùng, Hội đồng sẽ tiếp thu ý kiến của các bên về đề xuất mức lương tối thiểu vùng 2019.
Trao đổi với DĐDN, ông Hoàng Quang Phòng- Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “Chúng tôi đã tập hợp ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp trong vào ngoài nước về điều chỉnh lương tối thiểu năm 2019. Đại đa số các hiệp hội đều cho rằng, lúc này chưa nên tăng lương tối thiểu vùng 2019”.
Với đề xuất này, mức lương tối thiểu vùng giữ nguyên như năm 2018, trong đó, vùng 1 là 3,98 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 3,53 triệu đồng/tháng; vùng 3 ở mức 3,09 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 2,76 triệu đồng/tháng.
Theo lý giải của đại diện giới sử dụng lao động, việc không tăng lương tối thiểu nhằm "bồi dưỡng" sức doanh nghiệp, dồn sức để đào tạo và nâng cao tay nghề của người lao động trong doanh nghiệp. Qua đó đáp ứng yêu cầu công việc cũng như sự cạnh tranh của thị trường.
Trên thực tế, Bản tin khảo sát thị trường lao động của Bộ LĐ-TB&XH cho biết, cả nước có khoảng 10 triệu lao động trong khu vực có quan hệ lao động đang tham gia BHXH và chịu tác động trực tiếp của lương tối thiểu vùng. Do đó, bất cứ thay đổi nào của tiền lương tối thiểu cũng sẽ tác động lớn tới lực lượng lao động này và đặc biệt là hơn 560.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế.
Trong khi đó, khảo sát đánh giá của VCCI cho thấy, hiệu quả sử dụng lao động trong giai đoạn 2007-2016 đã không những không được cải thiện mà còn giảm đi, từ 17,3 lần năm 2007 xuống còn 14,3 lần năm 2016. Tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam đang rất khiêm tốn. NSLĐ bình quân giai đoạn 2011- 2017 là 4,7%, trong khi lương tối thiểu vùng tăng bình quân giai đoạn 2008 - 2018 đối với các doanh nghiệp trong nước là 20,4%, đối với các doanh nghiệp FDI là 14,4%.
Như vậy, hiệu suất sử dụng lao động ở các loại hình doanh nghiệp theo quy mô đều có xu hướng giảm đi, cho thấy bài toán giữa chi phí lao động và năng suất lao động ở Việt Nam đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp vì việc nâng cao năng suất lao động chưa đuổi kịp việc tăng chi phí lao động.
Có thể bạn quan tâm
Đàm phán lương tối thiểu 2019: Quan điểm các bên trước "giờ G"
14:20, 09/07/2018
Điều chỉnh lương tối thiểu 2019 theo hướng nào?
05:34, 01/07/2018
Lương tối thiểu “ăn mòn” lợi nhuận doanh nghiệp
10:26, 08/05/2018
Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2018
13:29, 12/12/2017
Lương tối thiểu, bỏ hay không bỏ?
13:00, 10/10/2017
Nghịch lý lương tối thiểu tại Việt Nam
13:52, 04/10/2017
Phải thay đổi cách tăng lương tối thiểu
05:25, 15/09/2017
Trong khi đó, khảo sát của VCCI cho thấy, trong những năm qua mức lương tối thiểu vùng đã tăng nhanh so với chỉ số CPI và năng lực chi trả của doanh nghiệp. Trong khi GDP bình quân đầu người năm 2017 tăng 2,04 lần so với năm 2010 thì mức lương tối thiểu đã tăng đến 3,02 lần trong cùng khoảng thời gian trên.
Đồng thời, bình quân thu nhập năm 2017 đã cao gần gấp đôi so với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động (bình quân cả 4 vùng năm 2018) và lương tối thiểu năm 2018 đã đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động năm 2018.
Mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm cũng cho thấy, cần kiểm soát tốt nợ nước ngoài, cân đối ngân sách để đạt được tăng trưởng như kỳ vọng.
Mới đây, Hội nghị T.Ư 7 đã thông qua 2 nghị quyết, trong đó có nghị quyết về cải cách tiền lương. Theo đó, Nhà nước sẽ từng bước không can thiệp vào cơ chế tiền lương của doanh nghiệp. Thay vào đó thúc đẩy cơ chế thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động.