Cần có những doanh nghiệp tầm cỡ thế giới
Đó là khẳng định của ông Bùi Ngọc Sơn- Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, tại Diễn đàn Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW: Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân.
Theo vị chuyên gia về kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân với Nghị quyết 10-NQ/TW là chưa đủ. Nên đặt ra chiến lược để làm sao xây dựng các doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm có tầm quốc tế.
Nền tảng tư tưởng
Lấy ví dụ về câu chuyện phát triển của Nhật Bản, chuyên gia Bùi Ngọc Sơn cho biết, triết lý Sumarai có triết lý võ sĩ đạo – dân chúng – thương nhân. Theo đó, thương nhân bị coi thường là tầng lớp thấp của xã hội bởi mục đích của nhóm này là lợi nhuận.
Sau đó, tiến trình giao thương với phương Tây khiến Nhật bản nhận thấy sự tụt hậu so với thế giới, khủng hoảng. “Họ nhận ra phải là lực lượng thương nhân mới phát triển được đất nước. Sau đó, nước này thay đổi tư tưởng cách nhìn nhận về vấn đề “ tìm kiếm lợi nhuận” của thương nhân. Bãi bỏ triết lý Sumarai”, ông Sơn cho biết.
Bài học thay đổi tư tưởng này của Nhật Bản được đánh giá mang lại sự thịnh vượng của quốc gia đặt lên vai thương nhân Zaibatsu đến WWII. “Thay đổi tư duy từ coi thường, khinh bỉ đến suy tôn thực sự đã mang thành quả là hàng loạt các hãng tư nhân lớn của Nhật Bản nổi lên từ cuối thế kỷ 19, đặc biệt năm 1664 trở thành thành viên OECD”, ông Sơn nhấn mạnh đồng thời đặt vấn đề, phải chăng, Việt Nam chưa thực sự coi trọng đúng tầm khu vực tư nhân?
Cùng với đó, vị chuyên gia kinh tế thế giới cũng dẫn dắt câu chuyện của đất nước Hàn Quốc, trong giới tư nhân Chính phủ sẽ lựa chọn doanh nghiệp nào làm được sản phẩm ra quốc tế thì Chính phủ sẽ hỗ trợ.
“Nhà nước Hàn Quốc chọn những doanh nghiệp “khoẻ” nhất trong khu vực tư nhân, không phải nhà nước. Nhờ đó, sau 26 năm, nước này đã gia nhập OECD vào năm 1996, GDP/người 9.800 USD, và hàng loạt các hãng tư nhân lớn toàn cầu nắm: công nghệ ô tô, đóng tàu, điện tử, hóa chất, dệt may”, ông Sơn phân tích.
Điều này được Chuyên gia Viện Kinh tế- Chính trị Thế giới nhận định là trái lại với Việt Nam. Việt Nam lại lựa Tập đoàn công ty nhà nước chứ không phải tư nhân, dẫn tới tính kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng.
Với câu chuyện của Trung Quốc, các nhà tin tức và tình báo đều nhận định Nhà nước Trung Quốc đứng sau hậu thuẫn các doanh nghiệp tư nhân để hỗ trợ đưa ra hàng loạt các công ty công nghệ Trung Quốc lớn như Huawei, Xiaomi, ZTE, China Mobile... những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu này phát triển trên nền tảng của Hàn Quốc và Nhật Bản.
“Trong khi đó, Việt Nam các doanh nghiệp lớn hầu như là bất động sản, doanh nghiệp công nghệ như FPT phải dựa vào đi buôn chứ cũng chưa có doanh nghiệp tầm cỡ có sản phẩm nào tầm cỡ”, ông Sơn nói.
Có thể bạn quan tâm
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân: Xu thế tất yếu!
15:29, 10/07/2018
Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh: Khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ bé
15:01, 10/07/2018
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi từ nhận thức đến hành động
14:53, 10/07/2018
Phó Chủ tịch VCCI: "Chính sách công nghiệp" là "đòn bẩy" để kinh tế tư nhân phát triển
14:29, 10/07/2018
Những thách thức của khu vực kinh tế tư nhân trên con đường phát triển
13:25, 10/07/2018
Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân
11:31, 10/07/2018
Nghị quyết 10 – NQ/TW: “Mở lối” cho kinh tế tư nhân
01:00, 09/07/2018
Chính phủ quyết liệt "gỡ khó" cho kinh tế tư nhân
02:02, 12/04/2018
“Mệnh lệnh” cho kinh tế tư nhân
05:08, 16/02/2018
Chắp cánh cho kinh tế tư nhân
05:21, 08/02/2018
“Ngôi sao hy vọng” của kinh tế Việt Nam là kinh tế tư nhân
11:25, 01/01/2018
Hai trọng tâm cải cách
Từ bài học của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn đã có nhìn nhận với những công cuộc “giải cứu” nông sản trong nước.
Ông Sơn phân tích chính sở hữu đất toàn dân mà chưa suy tôn tư nhân khiến sản xuất nông sản chỉ có thể nhỏ lẻ. Tính thị trường chưa được phát huy khiến những cuộc giải cứu vẫn liên tiếp xảy ra. Do đó, ông Bùi Ngọc Sơn cho rằng cần công nhận sở hữu tư nhân. Để làm được điều này hiến pháp phải bảo vệ chế độ tư hữu. Đây là thách thức mang tính tư tưởng.
“Chúng ta phải quay trở lại chế độ tư hữu đất đai. 3 ha bó buộc không thể sản xuất quy mô. Phải có điền trang lớn nghiên cứu thị trường, giống mới, có quy hoạch… mới có thể phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế”, ông Sơn nói.
Như vậy, từ ba quốc gia có sự thần kỳ tăng trưởng kể trên, ông Sơn nhấn mạnh thay đổi cần bắt đầu từ tư duy, coi trọng khu vực tư nhân, dù ở mức độ khác nhau tùy theo từng nước.
“Do đó, Việt Nam cần chiến lược xây dựng các hãng tư nhân có tầm thế giới. Cần suy tôn tư nhân thực sự: là khu vực chủ đạo, không phải chỉ là “góp phần”, “khuyến khích”, “hỗ trợ”…”, ông Bùi Ngọc Sơn kiến nghị.
Để làm được điều này, theo vị Chuyên gia này cần, thứ nhất, đặt ra chiến lược làm sao xây dựng doanh nghiệp tư nhân sản xuất được sản phẩm có tầm thế giới.
Thứ hai, tách chính trị và kinh tế, Đảng quản lý nền kinh tế thông qua hệ thống pháp luật thay vì trực tiếp kiểm soát, điều hành từng doanh nghiệp. Công nhận chế độ tư hữu đất đai.