Những rào cản khiến doanh nghiệp tư nhân không muốn lớn
Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai chính là 2 yếu tố chính khiến doanh nghiệp tư nhân “khó” lớn.
Đây là chia sẻ của ông Đỗ Đình Hiệu - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá tại Hội thảo Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW với chủ đề: “Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân” được tổ chức chiều ngày 10/7.
Qua quá trình quan sát và có hoạt động gắn bó với doanh nghiệp, ông Hiệu cho rằng, doanh nghiệp đang gặp hai khó khăn chính đó là khó tiếp cận vốn và đất đai.
Trước tiên, liên quan đến việc tiếp cận đất đai. Hiện nay, quy định của nhà nước quy định doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ được tiếp cận đất đai sai 77 ngày, tuy nhiên, theo quan sát của ông Hiệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thì có lẽ 5 lần 77 ngày chưa chắc đã tiếp cận được đất đai.
“Việc hoàn thiện hồ sơ của nhà đầu tư, công tác chấp thuận chủ trương đầu tư nhanh nhất cũng phải nửa năm, như vậy cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp thì...liệu có còn?”, ông Hiệu đặt câu hỏi.
Có thể bạn quan tâm
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân: Xu thế tất yếu!
15:29, 10/07/2018
Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh: Khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ bé
15:01, 10/07/2018
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi từ nhận thức đến hành động
14:53, 10/07/2018
Phó Chủ tịch VCCI: "Chính sách công nghiệp" là "đòn bẩy" để kinh tế tư nhân phát triển
14:29, 10/07/2018
Những thách thức của khu vực kinh tế tư nhân trên con đường phát triển
13:25, 10/07/2018
Nghị quyết 10 – NQ/TW: “Mở lối” cho kinh tế tư nhân
01:00, 09/07/2018
Chính phủ quyết liệt "gỡ khó" cho kinh tế tư nhân
02:02, 12/04/2018
“Mệnh lệnh” cho kinh tế tư nhân
05:08, 16/02/2018
Chắp cánh cho kinh tế tư nhân
05:21, 08/02/2018
“Ngôi sao hy vọng” của kinh tế Việt Nam là kinh tế tư nhân
11:25, 01/01/2018
Ngoài ra, liên quan đến câu chuyện về thuế, ông Hiệu cho rằng doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện các quy định của nhà nước liên quan đến thuế.
Tuy nhiên, có một thực trạng đó là, mặc dù là những doanh nghiệp rất lớn, đại gia trên thương trường tuy nhiên con số nộp thuế là rất ít.
Ông Hiệu đặt câu hỏi: “Liệu doanh nghiệp có trốn thuế không? Hay quy định của Nhà nước chỉ có như vậy? Đây là vấn đề cần phải làm rõ”.
Liên quan đến yếu tố tài chính, theo ông Hiệu, nguồn vốn là thứ doanh nghiệp cần nhất. Trong trường hợp doanh nghiệp có đủ vốn và đất đai rồi thì câu chuyện đã quá dễ dàng. Tuy nhiên, trong trường hợp, doanh nghiệp từ “tay không bắt giặc” đến việc thành lập doanh nghiệp có đất, và có vốn, có đất mới là vấn đề.
Tuy nhiên ở đây đang có một “nút thắt”. Cụ thể, về phía ngân hàng, ngân hàng thường xuyên tiếp cận tới các doanh nghiệp thông qua hiệp hội, để mời doanh nghiệp vay vốn. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp vẫn khát khao và không tiếp cận được nguồn vốn, trong khi ngân hàng thì thừa vốn.
Theo ông Hiệu: “Đây vẫn là nút thắt thuộc về thể chế, thể chế vẫn chưa gắn với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp”.
"Chính từ việc thiếu nguồn vốn và đất đai khiến doanh nghiệp khó lớn. Khi lớn lên được một ít rồi có những doanh nghiệp ngại lớn vì những lý do khác nhau", ông Hiệu phân tích.
Liên quan đến nguồn vốn thành lập doanh nghiệp, theo ông Hiệu hiện nay vẫn là tự khai, tự chịu trách nhiệm. Điều này sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có nguồn vốn thực, tuy nhiên vẫn có thể khai là 10 tỷ, hoặc 5 tỷ. Từ vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp cộng thêm các yếu tố khác để tính vào dòng tiền hoạt động trên thị trường theo ông Hiệu là không phù hợp.
Để hiện thực hoá mục tiêu Việt Nam sẽ có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020, theo đó con số này sẽ được chia đều cho các địa phương, các địa phương sẽ có những “kế sách” riêng để phát triển doanh nghiệp. Đôi khi cả những sinh viên mới ra trường, nguồn vốn chưa có, tuy nhiên khi đăng ký vốn thành lập doanh nghiệp có thể vẫn lên có số vài tỷ.
Vì vậy, để tránh hệ luỵ về sau, ông Hiệu đề nghị: “Khi thống kê số liệu về mặt tài chính doanh nghiệp cần phải chú ý đến những con số này”.
Đề xuất một cách tổng thể để doanh nghiệp có thể chủ động lớn, ông Hiệu đề xuất: “Để doanh nghiệp muốn lớn, cần phải tạo điều tạo điều kiện thuận lợi và mạnh dạn hơn nữa để cắt giảm những thủ tục đầu tư kinh doanh, để có thể giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường một cách nhanh nhất, chớp được cơ hội kinh doanh tốt nhất và phải thay đổi tư duy một cách mạnh mẽ nhất”.
Ngoài ra, ông Hiệu cũng đề xuất, nên gọi là doanh nghiệp tư nhân thay vì là doanh nghiệp ngoài nhà nước.