3 nhiệm vụ, 5 trụ cột về phát triển kinh tế tư nhân

Viên Phong 10/07/2018 17:56

Nghị quyết 10-NQ/TW đã đầy đủ, toàn diện và cụ thể. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những tác động chưa như kỳ vọng.

Đây là nhận định chung của nhiều chuyên gia, trong đó có ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương đã đề dẫn tại Hội thảo Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW với chủ đề: “Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân” được tổ chức chiều ngày 10/7.

Nhiều

Nghị quyết 10-NQ/TW đã đầy đủ, toàn diện và cụ thể. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những tác động chưa như kỳ vọng.

Nhìn lại một năm thực hiện 10 NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, ông Phan Đức Hiếu đã tóm lược những nội dung chính của Nghị quyết này.

3 nhiệm vụ, 5 trụ cột

Theo đó, Nghị quyết đã đặt ra 3 mục tiêu quan trọng. Một là, gia tăng quy mô số lượng doanh nghiệp. Cụ thể, phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020, 1,5 triệu doanh nghiệp vào 2025, 2 triệu doanh nghiệp  vào năm 2030. Hai là, chỉ tiêu đóng góp vào GDP; Ba là, mục tiêu tăng chất lượng năng lực cạnh tranh và năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân.

Để hiện thực hoá những mục tiêu chính này, Nghị quyết 10 đã đề ra 5 “trụ cột”.  Một là, thống nhất về tư tưởng hành động; Hai là, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp tư nhân; Ba là, tạo môi trường thuận lợi, nhà nước trực tiếp có chính sách hành động trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh để thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển; Bốn là, đổi mới khu vực quản lý nhà nước; Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của các bên liên quan.

Ông Phan Đức Hiếu nhận định: “Nghị quyết 10 đã đề ra các mục tiêu khá đầy đủ, toàn diện và cụ thể. Trong từng nhóm trụ cột này, Nghị quyết cũng đã đề ra từng nhóm giải pháp rất căn cơ”.

“Ví dụ như cải thiện môi trường kinh doanh, nhắm đến trọng tâm là mở rộng khả năng gia nhập thị trường, thúc đẩy khả năng cạnh tranh bình đẳng, hoàn thiện cơ chế thu hút đầu tư, ưu tiên tiếp cận vốn và chuyển đổi công nghệ”, ông Hiếu phân tích.

Sau đó, Chính phủ đã có hẳn một chương trình hành động Nghị quyết 98, trong đó, quy định các nhiệm vụ một cách chi tiết và cụ thể cho các bên liên quan. Tuy nhiên, sau một năm thực hiện Nghị quyết 10, ông Phan Đức Hiếu cho rằng: “Nghị quyết 10 đã đầy đủ, toàn diện và cụ thể. Điều này được thể hiện trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng khả năng gia nhập thị trường, tiếp cận nguồn vốn, hoàn thiện cơ chế thu hút đầu tư, ưu tiên ưu tiếp cận và chuyển đổi công nghệ”.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính sách thuế đã hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân thế nào?

    15:29, 10/07/2018

  • Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi từ nhận thức đến hành động

    14:53, 10/07/2018

  • Phó Chủ tịch VCCI: Thể chế là "đòn bẩy" để kinh tế tư nhân phát triển

    14:29, 10/07/2018

  • Những thách thức của khu vực kinh tế tư nhân trên con đường phát triển

    13:25, 10/07/2018

  • Nghị quyết 10 – NQ/TW: “Mở lối” cho kinh tế tư nhân

    01:00, 09/07/2018

  • Hà Nội khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tư nhân

    12:53, 05/07/2018

  • Đà Nẵng: Kinh tế tư nhân làm động lực cho tăng trưởng

    13:30, 17/06/2018

  • Chính phủ quyết liệt "gỡ khó" cho kinh tế tư nhân

    02:02, 12/04/2018

  • “Mệnh lệnh” cho kinh tế tư nhân

    05:08, 16/02/2018

  • Chắp cánh cho kinh tế tư nhân

    05:21, 08/02/2018

  • “Ngôi sao hy vọng” của kinh tế Việt Nam là kinh tế tư nhân

    11:25, 01/01/2018

Đánh giá đúng vai trò của doanh nghiệp

Tuy nhiên, ông Hiếu đặt câu hỏi, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 10 tác động của nghị quyết này đang ở mức nào? Giả sử kết quả cải cách chưa như mong muốn, nguyên nhân nằm ở cơ quan nào? Điểm “nghẽn” ở đâu?

Cũng theo ông Hiếu, việc thực thi chính sách cũng rất quan trọng. “Nếu khâu này không tốt thì chính sách có tốt mấy cũng không có hiệu quả. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cải cách không như mong muốn”.

Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng, sự lớn mạnh của khu vực tư nhân hiện nay có được là do vai trò quyết định của Nhà nước. Tuy nhiên, theo ông Hiếu, bên cạnh vai trò to lớn của Nhà nước, không thể bỏ qua vai trò của cộng đồng doanh nghiệp.

Khi nhiều doanh nghiệp muốn lớn, họ chủ động thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn kinh doanh cao hơn cả mức yêu cầu.

Tổng kết sau Hội nghị, các chuyên gia cho rằng, nhìn chung, những khó khăn của khu vực tư nhân đó là tác động không đồng đều trong việc tiếp cận nguồn vốn, đất đai. Tuy nhiên, hơn cả đó là câu chuyện về đa dạng nguồn tín dụng cho doanh nghiệp, đây là vấn đề Việt Nam chưa làm tốt.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng chú ý, nếu có nội dung tốt, có biện pháp tốt, tuy nhiên, nếu Việt Nam không thực thi sẽ là thách thức lớn nhất. Một năm chưa phải là thời gian dài quá dài để có nhiều câu chuyện để đánh giá và nhìn nhận. Bài học kinh nghiệm từ năm thứ 2 mới là quan trọng và phải thực sự tiếp tục thành công”.

Viên Phong