Bộ Công Thương báo cáo phương án xử lý 12 dự án thua lỗ

Nguyễn Việt 11/07/2018 15:18

Bộ Công Thương vừa báo cáo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều vấn đề "nóng" như tiến độ xử lý 12 dự án thua lỗ, việc khắc phục các sai sót của giai đoạn trước về tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ...

Tổng Bí thư lưu ý Bộ Công Thương không nên thoả mãn thành quả khi khó khăn trước mắt còn nhiều, chỉ sơ xảy một chút, sai một ly đi một dặm, thì hậu quả sẽ khôn lường.

Tổng Bí thư lưu ý Bộ Công Thương không nên thoả mãn thành quả khi khó khăn trước mắt còn nhiều, chỉ sơ xảy một chút, sai một ly đi một dặm, thì hậu quả sẽ khôn lường.

Bộ Công Thương báo cáo 12 dự án thua lỗ

Đáng chú ý, ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã chỉ đạo khẩn trương rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng, mức độ thiệt hại của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương và hoàn thành việc xây dựng phương án xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp này trình Thường trực Chính phủ, Bộ Chính trị xem xét.

Sau hơn 1 năm triển khai xử lý, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, đó là dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Dự án nhà máy thép Việt Trung.

4 dự án còn lại đã từng bước giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định, đó là Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Công ty DQS.

Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay đã có 1 dự án vận hành sản xuất trở lại được một phần của nhà máy, đó là dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ.

Đối với 3 dự án trước đây đầu tư xây dựng dở dang, ngoài dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng tồn kho, 2 dự án còn lại đều đang tích cực thực hiện các biện pháp để tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng (Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên).

Bên cạnh các kết quả đạt được, ngành công thương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như một số chiến lược, quy hoạch trong ngành vẫn còn chậm bổ sung, sửa đổi bảo đảm tính khoa học, phù hợp với bối cảnh mới của đất nước và gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Công thương xin rút thép Việt - Trung khỏi 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ

    18:30, 02/06/2018

  • “Không cấp thêm vốn nhà nước cho các dự án thua lỗ”

    15:56, 26/05/2018

  • Chua xót khi còn nhiều đại án tham nhũng, dự án thua lỗ nghìn tỷ

    09:42, 26/05/2018

  • Ba ngành cùng xử lý sai phạm 13 đại dự án thua lỗ

    19:25, 22/03/2018

  • Giải cứu 13 đại dự án thua lỗ: “Cơ chế đặc biệt” không phải chỉ có tiền

    17:46, 04/03/2018

  • Kiên quyết không dùng ngân sách để cứu các dự án thua lỗ

    06:15, 27/02/2018

Không thỏa mãn thành quả khi còn khó khăn

Nhấn mạnh vị trí quan trọng của ngành Công Thương trong phát triển kinh tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, trong bối cảnh yêu cầu, nhiệm vụ mới sau Đại hội XII của Đảng, Bộ Công Thương đã phải đối diện và xử lý "nhiều chuyện nội bộ đau đầu".

Nhắc lại những vụ việc nổi cộm trong công tác cán bộ, lãnh đạo Đảng nhìn nhận Bộ Công Thương đã trải qua những khó khăn trong tổ chức cán bộ khi cựu Bộ trưởng, cựu Thứ trưởng phải nhận hình thức kỷ luật chưa từng có trong tiền lệ, rồi tới vụ việc của ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh…

Trong bối cảnh ấy nếu chúng ta vững vàng, bản lĩnh vượt qua, phát triển đi lên là đáng quý, Tổng Bí thư nói và bày tỏ mong muốn với đà, khí thế mới, ý chí quyết tâm xốc lại đội ngũ, ngành Công Thương sẽ tiếp tục tiến lên.

"Tôi vẫn tin, với đà, kinh nghiệm và bộ máy làm tốt thì chắc sắp tới Bộ Công Thương không cam chịu, bằng lòng với những gì đã làm được, vươn lên hơn nữa, xứng đáng là Bộ giữ 2 trụ cột trong 4 trụ cột của đất nước", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư lưu ý Bộ Công Thương không nên thoả mãn thành quả khi khó khăn trước mắt còn nhiều, chỉ sơ xảy một chút, sai một ly đi một dặm, thì hậu quả sẽ khôn lường.

Dẫn ví dụ về vai trò ngành Công Thương trong tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để không bị "hoà tan", Tổng Bí thư yêu cầu cơ quan này đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng thể chế, luật pháp, chính sách; công tác Đảng, cán bộ để tránh "chán Đảng, khô đoàn, nhạt chính trị". Kinh nghiệm vừa qua, một số vi phạm dẫn tới tổn thất chính là do không nắm vững quy chế, thể chế, ký liều, ký ẩu. Tin ở cấp dưới ký rồi giờ chịu hậu quả.

"Nói gì thì nói, tổ chức phải mạnh, đồng tâm nhất trí, con người phải ngay ngắn. Bố trí đúng người sẽ khác, không thì càng nhiều càng rối. Một số Bộ còn coi thường công tác Đảng, chỉ chú trọng công tác chuyên môn. Bớt họp đi, họp nhiều chưa chắc đã tốt. Xây dựng Đảng là xây dựng con người, cơ chế chính sách… phải đầu tư công sức vào đây", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Nguyễn Việt