Cắt giảm điều kiện kinh doanh phải đi vào thực chất
Để các phương án cắt giảm được thực chất, đúng tinh thần mà Chính phủ mong muốn cần có cam kết cao và sự quyết liệt của các Bộ, ngành và vai trò rất rõ của Bộ trưởng.
Theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng, các bộ, cơ quan rà soát, xây dựng dự thảo kế hoạch, nghị định về điều kiện kinh doanh (ĐKKD) trình Chính phủ dự thảo để chậm nhất đến ngày 15/8 có thể ban hành nghị định sửa đổi. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) cho biết: Tại một diễn đàn do VCCI tổ chức cách đây chưa lâu, một doanh nghiệp cỡ vừa cho biết doanh thu của doanh nghiệp này mỗi năm chỉ khoảng 20 tỷ nhưng phải trả đến hàng tỷ đồng cho các thủ tục kiểm nghiệm chất lượng khi nhập khẩu, thủ tục hành chính.
- VCCI có thống kê nào về mức độ thiệt hại của nền kinh tế với các giấy phép con như này, thưa ông?
Hiện tại, VCCI, và theo tôi biết chưa có tổ chức nào thống kê về mức độ thiệt hại của các quy định về giấy phép con, về ĐKKD với nền kinh tế, nhưng tôi có thể dẫn ra một số ví dụ về vấn đề này.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương có thông tư 37 trước đây về xét nghiệm formandehyde đối với sản phẩm dệt may. Theo tính toán vào thời điểm đấy, một doanh nghiệp dệt may cỡ trung bình mỗi năm cũng phải bỏ ra khoảng 45.000 USD để thực hiện yêu cầu về kiểm nghiệm như quy định tại thông tư và thủ tục hải quan liên quan đến hoạt động cũng phải mất khoảng từ 3 đến 7 ngày. Ngành dệt may có khoảng hơn 6.000 doanh nghiệp, như vậy nếu tính ra, mỗi năm ngành này phải bỏ ra khoảng 135 triệu USD cho quy trình kiểm tra.
Điều đáng nói là xác suất tìm thấy mẫu có nguy cơ rất thấp, lên con số hàng nghìn, hàng chục nghìn mẫu mới có một mẫu có nguy cơ. Như vậy, chi phí quá lớn so với lợi ích đạt được.
Bộ Công Thương hiện đã bỏ Thông tư này. Nhưng ví dụ trên là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy mức thiệt hại của các ĐKKD với nền kinh tế và lợi ích đạt được khi cắt bỏ điều kiện doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành với doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng mạnh tay hơn với cắt giảm điều kiện kinh doanh
05:35, 19/07/2018
Thủ tướng nghiêm cấm tự đặt thêm điều kiện kinh doanh
20:09, 13/07/2018
Giới taxi tiếp tục “than” điều kiện kinh doanh bất bình đẳng so với Grab
05:15, 04/07/2018
Khó như... “cắt bỏ” điều kiện kinh doanh
05:30, 29/06/2018
Điều kiện kinh doanh đang “ưu ái” doanh nghiệp FDI?
04:50, 20/06/2018
“Đẻ”... thêm điều kiện kinh doanh đối với ngành xăng dầu
04:50, 18/06/2018
Nhiều bộ chậm trễ cắt giảm điều kiện kinh doanh
04:00, 26/05/2018
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cắt giảm 51.9% điều kiện kinh doanh
13:57, 15/05/2018
- Ông đánh giá như thế nào về quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh của các Bộ, ngành ở thời điểm hiện tại?
Đáng mừng là thời gian qua một số Bộ, ngành đã thể hiện tinh thần cắt giảm ĐKKD trong các văn bản mình phụ trách như Bộ Y tế trình Chính phủ ban hành Nghị định 15/2018 thay thế Nghị định 38/2012 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm trong đó bãi bỏ rất nhiều ĐKKD, chuyển đổi phương thức quản lý an toàn thực phẩm từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Theo thống kê thì đã cắt giảm đến 90% thủ tục hành chính trước đây cho doanh nghiệp...
Để các phương án cắt giảm được thực chất, đúng tinh thần mà Chính phủ mong muốn cần có cam kết cao và sự quyết liệt của các Bộ, ngành và vai trò rất rõ của Bộ trưởng.
- Theo ông, giải pháp nào để việc cắt giảm điều kiện kinh doanh ở các Bộ, ngành đi vào thực chất?
Tôi cho rằng, việc đốc thúc giám sát là một giải pháp.
Ngoài ra, cần kịp thời nêu tên các Bộ ngành chuyển động chậm, gắn tên lãnh đạo phụ trách với quá trình cắt giảm ĐKKD cũng là một giải pháp cần thực hiện.
Thêm vào đó, từ kinh nghiệm làm việc với các Bộ ngành, tôi cho rằng, không nên giao cho các Cục, Vụ quản lý nhà nước, nơi đang có thẩm quyền cấp phép lại là đơn vị chủ trì trình phương án rà soát cắt giảm, bởi rất ít ai muốn từ bỏ quyền của mình.
Chúng ta không hẳn phải tìm được một cơ quan độc lập bên ngoài hoàn toàn mà có thể tìm được một cơ quan độc lập trong bộ. Mỗi Bộ đều có Vụ pháp chế và có thể giao cho bộ phận này thực hiện việc rà soát cắt giảm. Trong quá trình cắt giảm nếu có vướng mắc có thể tham khảo thêm các chuyên gia độc lập bên ngoài hoặc tham khảo ý kiến của các Cục, Vụ chuyên môn.
- Trân trọng cảm ơn ông!