Bản tin tổng hợp tuần từ 16 - 21/7/2018
Tuyệt đối không để sự cố Formosa xảy ra lần thứ 2; Chính sách “nhường ghế” có khả thi?; Sự cố Hà Giang... là những vấn đề nóng trong tuần tuần từ 16 - 21/7/2018.
1. Tuyệt đối không để sự cố Formosa xảy ra lần thứ 2
"Sự cố môi trường năm 2016 là một bài học quý giá, Formosa Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan cần rút kinh nghiệm nghiêm túc và tuyệt đối không để sự cố xảy ra lần thứ 2" -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá như vậy tại buổi thị sát và làm việc với Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), chiều 20/17.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
2. Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc: Gánh nặng chi phí lao động đến “đỉnh điểm”
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM), nếu gánh nặng về việc tăng lương tối thiểu được đặt hết cho doanh nghiệp sẽ làm mất đi khả năng cạnh tranh của thị trường. Đương nhiên các nhà đầu tư sẽ không còn cách nào khác là phải tìm một địa điểm đầu tư thích hợp khác.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
3. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?
TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định tại Hội thảo: "Kinh tế Việt Nam: Cải cách về triển vọng trong một thế giới nhiều biến động" do CIEM tổ chức sáng 20/7, tác động trực tiếp của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tới kinh tế Việt Nam là chưa nhiều.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
4. Vì sao Sở GTVT Hà Nội “bác” dự án cáp treo vượt sông Hồng?
Trong báo cáo của Sở GTVT Hà Nội gửi UBND TP. Hà Nội mới đây đã nêu rõ lý do từ bác dự án cáp treo vượt sông Hồng của Tập đoàn POMA (Pháp) đề xuất.
Theo đó, ông Ngô Mạnh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, đại diện Tập đoàn POMA đã đến thuyết trình dự án cáp treo vượt sông Hồng và cho rằng đây sẽ là loại hình giao thông phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, theo ông Ngô Mạnh Tuấn, Tập đoàn POMA chưa nêu được cụ thể phương án diện tích đất là chỗ trông giữ phương tiện cá nhân tại 2 đầu trạm chờ, giá vé cũng chưa được thuyết minh.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
5. Chính sách “nhường ghế” có khả thi?
“Chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức viên chức, lãnh đạo, quản lý tự nguyện thôi việc để bố trí cán bộ” đã chính thức được TP Đà Nẵng thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/8/2018.
Ngoài chế độ trợ cấp thôi việc, cán bộ lãnh đạo, quản lý tự nguyện thôi việc sẽ được hỗ trợ thêm số tiền từ 100 đến 200 triệu đồng tùy vị trí, chức danh, áp dụng đối với nam trên 55 tuổi và nữ trên 50. Con số thống kê từ Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng, đối tượng thuộc chính sách này lên đến 316 người.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
6. Sự cố Hà Giang: Giữ hay bỏ kỳ thi “2 in 1”?
Hình ảnh ngành giáo dục và những phát biểu chắc nịch của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại kỳ họp Quốc hội vừa qua sẽ được kiểm chứng ít nhiều sau kết quả xử lý vụ việc động trời ở Hà Giang. Đây không còn là một tiêu cực gói gọn trong ngành giáo dục mà là sự thụt lùi của tiến bộ xã hội, gieo rắc sự bất công.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
7. Sức ỳ của “cỗ máy” cải cách ở đâu?
Mặc dù Chính phủ đã rất nỗ lực thực hiện các cải cách hành chính, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên, ở dưới, một số Bộ, ngành, địa phương… vẫn còn đó một “sức ỳ” rất lớn. Một bộ phận công chức không hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế về năng lực, yếu kém về đạo đức đang trở thành lực cản lớn đối với công cuộc cải cách mà Chính phủ đang phất cao ngọn cờ.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
8. Thị trường chứng khoán có đi theo kịch bản tích cực?
Những tưởng cú tăng mạnh đầu tháng 7 sẽ sớm giúp thị trường thăng hoa trở lại. Nhưng dường như NĐT vẫn cảm thấy lo ngại trong bối cảnh thế giới khá hỗn loạn và điều này là nguyên nhân khiến thị trường biến động khá mạnh trong những phiên giao dịch vừa qua.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
9. Vì sao nhà đầu tư không "mặn mà" với DHB?
CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) đã công bố BCTC quý 2/2018 của công ty mẹ với kết quả tiếp tục thua lỗ. Theo đó, doanh thu thuần đạt 843 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt gần 160 tỷ đồng, tăng 35% so với quý 2/2017. Đáng chú ý chi phí tài chính lên tới 207,7 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay với 184,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng tăng cao gấp hơn 2 lần và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 39,4% so với cùng kỳ, lần lượt ở mức 20,3 tỷ đồng và 21,6 tỷ đồng, khiến DHB lỗ ròng 83,3 tỷ đồng trong quý 2/2018.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
10. "Sóng" tỷ giá khó bùng phát mạnh
Trong thời gian tới nếu áp lực tiếp tục gia tăng, NHNN có thể sẽ bán ra dự trữ ngoại hối để bình ổn thị trường. Cam kết ổn định tỷ giá của NHNN với nguồn lực dự trữ ngoại hối dồi dào và cung cầu ngoại tệ cân bằng là các yếu tố hỗ trợ ổn định tỷ giá.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
11. NHNN yêu cầu các TCTD giảm lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên
NHNN đã có công văn số 5321/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng(TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc thực hiện quy định lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế được điều chỉnh giảm 0,5%/năm. Các lĩnh vực được điều chỉnh giảm lãi suất bao gồm: Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; Phục vụ kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ; Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
12. Doanh nghiệp nhỏ vẫn khó vay vốn ngân hàng
Thống kê của VCCI trong nhiều năm cho thấy, DNNVV chiếm khoảng 95% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, nhưng chỉ khoảng 20%- 25% số lượng doanh nghiệp này vay được vốn từ ngân hàng. Hơn 70% doanh nghiệp tự xoay sở và sử dụng nguồn vốn vay không chính thức với chi phí rất cao, nhiều rủi ro. Và nguyên nhân chính khiến DNNVV không thể tiếp cận vốn từ ngân hàng là do thiếu hoặc không có tài sản thế chấp.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
13. ACV và những "sân sau" khó ngờ
Bộ Giao thông vận tải vừa có kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt vi phạm, thiếu sót của ACV tại các dự án do Tổng công ty này đầu tư, trong đó có những "sân sau" khó ngờ tới. Cùng nằm trong “hệ sinh thái” ACV – Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam, nhưng đằng sau những Công ty “con” là một hệ thống chằng chịt những công ty “cháu”, công ty “chắt” do các cá nhân sở hữu cổ phần chi phối…
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
14. 8 doanh nghiệp "dính" thuốc tim mạch có chất gây ung thư
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã liệt kê danh sách 8 doanh nghiệp buộc phải thu hồi tất cả các tên thuốc thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu Valsartan của Trung Quốc. Đáng chú ý, trong danh sách 8 công ty nhập khẩu có 4 công ty dược niêm yết trên thị trường chứng khoán.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
15. Hanoitourist bị “vạch” hàng loạt sai phạm
Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị xử lý số tiền hơn 550 tỷ đồng đối với Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist). Theo đó, Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Hà Nội – Công ty TNHH nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ số tiền qua thanh tra hơn 550 tỷ đồng để nộp vào ngân sách nhà nước và quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
16. Vietnam Airlines năm thứ 3 liên tiếp nhận chứng chỉ hãng hàng không quốc tế 4 sao
Tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Anh Skytrax đã trao chứng chỉ hãng Hàng không quốc tế 4 sao cho Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Đánh giá xếp hạng này đưa Vietnam Airlines nằm trong danh sách các hãng hàng không hàng đầu thế giới về chất lượng dịch vụ theo đánh giá của Skytrax như Air France (Pháp), Emirates (UAE), Japan Airlines (Nhật Bản), Korean Air (Hàn Quốc), British Airway (Anh)…
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
17. Mumuso Việt Nam bị “phạt” 100 triệu đồng: Chế tài chưa mạnh
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương, vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh của Mumuso Việt Nam sẽ bị xử phạt khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, còn nhiều vi phạm khác sẽ được Cục Quản lý thị trường xử lý.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
18. Thu hút FDI thế hệ mới: IFC đề xuất 6 khuyến nghị về cơ quan quản lý đầu tư
Xuất phát từ yêu cầu của Việt Nam phải thu hút FDI có giá trị gia tăng cao, thu hút FDI một cách có chọn lọc từ các thị trường được đánh giá là có chất lượng nguồn vốn cao và hiệu quả… chính là những nền tảng quan trọng để xây dựng năng lực cạnh tranh, đa dạng hoá và tăng trưởng cho Việt Nam. Từ đó, IFC đã đưa ra 6 khuyến nghị liên quan đến cơ quan quản lý đầu tư của Việt Nam để phù hợp với chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
19. Những dự án "đội vốn" nghìn tỉ ở Hải Phòng: Tiền đã chảy đi đâu?
Những ngày qua, dư luận Hải Phòng cũng như cả nước “sốc” về những con số đội vốn khủng của một loạt dự án theo báo cáo kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Vậy tiền đã chảy đi đâu?
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
20. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ngành gỗ thêm mối lo
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với gói đánh thuế mới đây của Mỹ lên đến 200 tỉ USD, trong đó mặt hàng đồ gỗ phải chịu thuế 10%, mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam. Tiên liệu cho tương lai của ngành đồ gỗ xuất khẩu sẽ là rất khó khăn, nhất là với những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc. Tới đây, các cơ quan hải quan và những đơn vị chịu trách nhiệm xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sẽ có nhiều việc phải làm.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
21. Nở rộ đầu tư bất động sản tỉnh lẻ (KỲ I)
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam thừa nhận do giá đất ở Hà Nội bị đẩy lên mức cao, tạo ra xu hướng dịch chuyển sang các tỉnh thành lân cận của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Một số tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh… đang có sự điều chỉnh giá đất mạnh so với các năm trước đây.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
22. Hiệp hội doanh nghiệp 3 miền tham gia kết nối giao lưu tại Cần Thơ
Ngày 20/7, Đoàn Hiệp hội doanh nghiệp của 3 miền đã có hoạt động giao lưu kết nối với Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chia sẻ tại diễn đàn này, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng: Liên kết là xu hướng tất yếu hiện nay bởi vì cả hai từ khóa: Hội nhập cũng là liên kết; doanh nghiệp thời 4.0 cũng là liên kết nhưng là siêu liên kết gồm liên kết thực và liên kết ảo qua công nghệ thông tin. Liên kết dọc với chính quyền, liên kết ngang với doanh nghiệp và giữa nhà sản xuất đến đối tác và người tiêu dùng phát triển sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
23. Nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Mozambique và Việt Nam
Bên cạnh mối quan hệ ngoại giao truyền thống tốt đẹp giữa hai đất nước, những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Mozambique đã thúc đẩy việc hợp tác, đầu tư một cách có hiệu quả. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn doanh nghiệp sang tìm hiểu thị trường và xúc tiến hợp tác đầu tư. Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – Mozambique đang ngày càng phát triển nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên, đặc biệt khi Mozambique đang đẩy mạnh thu hút đầu tư trên 4 lĩnh vực trọng điểm.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY