Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một
Đổi mới mô hình tăng trưởng, “tái cơ cấu”, hay “cơ cấu lại” lại nền kinh tế ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế khẳng định: “Cần đánh giá xem việc thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cho những năm tới, có cần điều chỉnh giải pháp gì không trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước”?
Mới đây, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp lần thứ nhất khẳng định: Đổi mới mô hình tăng trưởng, “tái cơ cấu”, hay “cơ cấu lại” lại nền kinh tế ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng: "Không tái cơ cấu sẽ tiếp tục tụt hậu"
20:26, 02/08/2018
5 yếu tố tác động đến tăng trưởng Việt Nam trong những tháng cuối năm
05:15, 06/08/2018
Nếu chỉ lo tăng trưởng mà không lo lạm phát thì không ổn định
17:47, 01/08/2018
Tăng trưởng hàng năm của Việt Nam có thể đạt 6,5% sau năm 2018
11:00, 19/07/2018
Standard Chartered Bank: Việt Nam có thể tăng trưởng 7% năm 2018
11:00, 18/07/2018
Hai kịch bản tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm
05:00, 17/07/2018
VEPR: Mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 6,7% của năm 2018 rất khả thi
05:15, 16/07/2018
Kiện toàn bộ máy
Cơ cấu lại dĩ nhiên gắn liền với tăng trưởng kinh tế. Mà trong giai đoạn 2018-2025, theo kịch bản, tăng trưởng này sẽ dựa phần lớn vào tăng trưởng TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp): đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GDP tương ứng đạt 35,11% năm 2018 và 44,27% năm 2020. Nợ công giảm nhanh hơn, còn 58,28% GDP vào năm 2020. Kịch bản này nhấn mạnh tới tham vọng đạt được tăng trưởng kinh tế cao hơn, cải thiện đáng kể về năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đương nhiên, như cuộc họp đề cập của Ban chỉ đạo Quốc gia nói trên đã nhìn nhận, đến hết năm 2020, nếu không có các biện pháp tổ chức thực hiện toàn diện và quyết liệt hơn, sẽ có 25% mục tiêu dự kiến hoàn thành, 34% mục tiêu có khả năng hoàn thành và 41% mục tiêu khó hoàn thành.
Cơ cấu lại trong giai đoạn 2018 – 2020 rõ ràng cần phải thực chất hơn, bởi chỉ có hoàn thành các mục tiêu đã đề ra thì tái cơ cấu mới là động lực để duy trì tốc độ tăng trưởng cao và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế trong giai đoạn 2018 -2025. Bộ máy cần kiện toàn là cần thiết, nhưng các tiêu chí để đánh giá, định lượng được công cuộc cơ cấu lại này lại vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, những vấn đề mật thiết đối với công cuộc tái cơ cấu là rất nhiều và nếu chỉ một trong các vấn đề, lĩnh vực bị chậm trễ thì quá trình tái cơ cấu có thể cần phải… cơ cấu lại.
Tăng năng suất sẽ là giải pháp hạt nhân đóng góp bền vững hơn nữa vào lợi thế địa chính trị và tiềm năng.
Phải kể đến các lĩnh vực như môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, đầu tư công và DNNN, thị trường tài chính, ngành kinh tế và vùng kinh tế, thể chế thị trường và các nhân tố của nó.
Tinh thần của ĐH XII cũng như các văn kiện gần đây của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội đều nhấn mạnh tới việc áp dụng các thông lệ tốt trên thế giới. Tuy vậy, những thực tế về điều kiện kinh doanh, về việc xử lý các DNNN thua lỗ, chính sách tiền tệ, thị trường tài chính… vẫn còn những trở ngại cho cơ cấu lại. Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương dường như vẫn chưa “thấm nhuần” và chưa sẵn sàng cho công cuộc rất dễ đụng chạm này. Bởi thế, chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận: chỉ một số ít bộ, ngành, địa phương là ý thức được tầm quan trọng về cơ cấu lại nền kinh tế và có thể đưa ra các giải pháp. Hệ quả của điều này là Ban Chỉ đạo quốc gia về tái cơ cấu nền kinh tế đã phải yêu cầu “thực hiện nghiêm chế độ theo dõi và báo cáo về cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng”.
Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nào?
Nhưng trong một thế giới đang biến động rất khó lường về địa chính trị, thương mại, có vẻ như tái cơ cấu hay sắp xếp lại các ưu tiên trong ngành kinh tế chưa phải là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại. Có lẽ vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu và đệ trình một đề án về các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng nhưng phải gắn với cách mạng 4.0. Dù là mô hình tăng trưởng nào, dù là tái cơ cấu thế nào, thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất, cắt giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Bởi chỉ có như vậy thì các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân mới có cơ hội bứt phá và bền vững. Đương nhiên, như mới đây trong hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Thủ tướng đã đề cập, một thị trường đất đai là điều cần phải khởi đi từ “tích tụ ruộng đất”. Những rào cản về hạn điền, tránh lãng phí đất đai cũng cần được tính đến.
Số liệu 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất mới được công bố cho thấy, công nghiệp, dịch vụ còn những tiềm năng phát triển. Bởi vậy, tăng năng suất vẫn là một yếu tố sống còn. Bởi cũng chỉ có giải pháp hạt nhân này mới làm cho các ngành nói trên đóng góp bền vững hơn nữa vào lợi thế địa chính trị và tiềm năng.
Nhưng có một nhiệm vụ quan trọng, đó là việc phân bổ nguồn lực. Bởi vậy, đầu tư công, dù có luật, cần được chú trọng hơn nữa để bảo đảm rằng: thông lệ quốc tế được áp dụng và nguồn lực chỉ được phân bổ cho những “đối tượng” sử dụng nguồn lực ấy cách hiệu quả.
Và cuối cùng, cũng không thể bỏ qua nông nghiệp, nông thôn, nơi mà đa số lực lượng lao động, nguồn lực đất đai đang nằm ở đó. Doanh nghiệp có thể được thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này, nhưng nếu không có những cơ chế chính sách mạnh mẽ hơn, thì rõ ràng đây vẫn sẽ là một trận địa bỏ không trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế.
Nhưng, như Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói: “Bây giờ chúng ta không phải đánh giá đường đi đúng hay sai vì chủ trương, đường lối phát triển đất nước đã có hết rồi”. Có nghĩa là, phải bắt tay vào làm việc, chứ không phải chỉ nói lý thuyết.