TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn: 8 trọng tâm chiến lược phát triển đô thị Đà Nẵng
Đề xuất này nhằm giúp không gian đô thị Đà Nẵng phát triển hài hòa tiềm năng đô thị với bảo tồn giá trị di sản kiến trúc, môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
Vấn đề này được TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn đưa ra tại hội thảo Xây dựng, phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Thành ủy Đà Nẵng tổ chức vào ngày 10/8.
Theo ông Sơn, Đà Nẵng hiện đang được xây dựng và phát triển hướng đến các mục tiêu là trung tâm văn hóa thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ khu vực miền Trung, Tây Nguyên; đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế; một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.
Với tổng diện tích 128.543ha, bao gồm 6 quận nội thành và hai huyện Hòa Vang, Hoàng Sa, TP hiện là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, là trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia.
Trong bối cảnh đó, để không gian đô thị Đà Nẵng đảm bảo hài hòa giữa phát triển tiềm năng đô thị với bảo tồn giá trị di sản quy hoạch kiến trúc, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, TS Sơn đề xuất 8 trọng tâm trong định hướng chiến lược. Bao gồm:
Một là, phát triển vai trò lãnh đạo của Đà Nẵng - Đô thị hạt nhân trong Vùng Kinh tế Trọng điểm miền Trung;
Hai là, bảo tồn và phát triển bản sắc đặc trưng của đô thị biển-sông-núi cho Đà Nẵng;
Ba là, phát triển Đà Nẵng theo hướng bền vững với quy hoạch xanh và kiến trúc xanh;
Bốn là, phát triển Đà Nẵng thành đô thị văn minh hiện đại, đại biểu cho phát triển đô thị Việt trong thế kỷ 21;
Năm là, phát triển Đà Nẵng thành đô thị đáng sống (Livable City) hàng đầu tầm quốc gia và quốc tế;
Sáu là, phát triển Đà Nẵng theo hướng đô thị thông minh (Smart City);
Bảy là, phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị Toàn cầu (Global City);
Tám là, phát triển Đà Nẵng trở thành thành đô thị khởi nghiệp, sáng tạo.
"Khi Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành Vùng đô thị có tầm ảnh hưởng quốc gia tương đương Vùng Đô thị TP. HCM và Vùng Thủ đô Hà Nội, lúc đó vị trí, vai trò của Đà Nẵng sẽ được nâng cao, có thể trở thành đô thị đặc biệt trực thuộc Trung ương của Việt Nam, như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh", Tiến sĩ Sơn cho biết.
Vì thế, Đà Nẵng cần hướng đến tầm nhìn xa, tận dụng được sức mạnh liên kết Vùng, vừa giúp Đà Nẵng phát triển, vừa giúp Vùng Đô thị miền Trung phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Đà Nẵng xin trả toàn bộ tiền giao đất để lấy lại sân Chi Lăng
11:16, 10/08/2018
Biển Đà Nẵng bị nhuộm đen: Dân cần chính quyền hành động quyết liệt
05:00, 10/08/2018
Đà Nẵng: Thị trường khách sạn tăng trưởng, biệt thự nghỉ dưỡng trầm lắng
06:00, 09/08/2018
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Việt Nam chưa có công trình mang tầm vóc thời đại
00:00, 23/02/2015
Xây dựng mô hình chính quyền đô thị mang đặc trưng của Hà Nội
17:24, 09/08/2018
Hải Phòng không ngừng mở rộng không gian đô thị
00:00, 09/08/2018
Hơn nữa, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, sự cạnh tranh giữa các Vùng đô thị quốc tế nổi bật hơn lên so với cạnh tranh giữa các đô thị đơn lẻ. Do đó, để nhanh chóng trở thành đô thị toàn cầu, Đà Nẵng cần phát triển vị thế đô thị hạt nhân của mình trong quá trình phát huy ưu thế Vùng, trong mối tương quan hội nhập lẫn cạnh tranh với các vùng đô thị quốc gia, quốc tế, như Vùng Đô thị TP. Hồ Chí Minh, Vùng Thủ Đô Hà Nội, Vùng Đô thị Bangkok, Vùng Đô thị Thượng Hải, Vùng Đô thị Manila…
Ông cũng khuyến khích TP nên thắt chặt mối quan hệ hợp tác, kết nghĩa thành phố với Singapore, nghiên cứu học hỏi một cách chọn lọc mô hình phát triển của đảo quốc này.
Với đề xuất trọng tâm phát triển bền vững với quy hoạch xanh, kiến trúc xanh, TS Ngô Viết Nam Sơn cho biết không những quy hoạch tổng thể toàn thành phố, mà cả quy hoạch chi tiết của từng dự án cần được phát triển trên tiêu chí gắn bó với thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, và thân thiện với môi trường.
Lợi thế về tài nguyên, bao cảnh thiên nhiên sẽ giúp Đà Nẵng dễ dàng hơn trong việc phát triển theo hướng đề xuất này.
Ngoài ra, việc Đà Nẵng không có nhiều công trình lịch sử còn tồn tại cho đến ngày nay, tuy là một thiếu sót về mặt văn hóa, nhưng lại là một lợi thế so với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cho việc phát triển Đà Nẵng như một đô thị mới cao tầng, văn minh, hiện đại, ông cho biết.
Theo TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn, bên cạnh giáo dục người dân quen dần phong cách, nếp sống văn minh hiện đại, công tác quy hoạch đô thị cũng rất quan trọng, trong đó áp lực lớn hiện nay tập trung vào quy hoạch cao tầng và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.