Bản tin tổng hợp tuần từ 13-18/8

Nha Trang 18/08/2018 06:00

Hội nghị APCI 2018, “chốt” điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2019, thất thu thuế do tour 0 đồng,...là những vấn đề nóng trong tuần tuần từ 13-18/8.

1. Thủ tục hành chính lĩnh vực nào “ngốn” nhiều chi phí nhất của doanh nghiệp?

Hội nghị Công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2018 (APCI 2018) tại Hà Nội.

Hội nghị Công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2018 (APCI 2018) tại Hà Nội.

Sáng ngày 17/8, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng chủ trì Hội nghị Công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2018 (APCI 2018).

Báo cáo là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng, phân tích chuyên sâu của nhóm chuyên gia kết hợp với sự tham gia tích cực của các thành viên Hội đồng. Báo cáo cho thấy những dữ liệu thực chứng được từ thu thập, đo lường từ trải nghiệm của doanh nghiệp, từ đó, xác định nguyên nhân gây nên gánh nặng thực thi thủ tục hành chính của doanh nghiệp.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

2. Sức ép tăng lương tối thiểu đè nặng doanh nghiệp

Mức lương tối thiểu đã dần tiếp cận với mức tăng trưởng GDP nhưng vẫn cao hơn gần gấp đôi chỉ số CPI.

Mức lương tối thiểu đã dần tiếp cận với mức tăng trưởng GDP nhưng vẫn cao hơn gần gấp đôi chỉ số CPI.

Sau kết quả của phiên đàm phán cuối cùng “chốt” điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2019 mức 5,3%, đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, trong đó, doanh nghiệp đặc biệt lo ngại việc phát sinh chi phí.

Sau 3 phiên đàm phán căng thẳng, 100% Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2019 ở mức tăng 5,3%.

Chi tiết xem TẠI ĐÂY

3. Nếu nợ công tiếp tục tăng cao...

Mỗi người Việt gánh hơn 35 triệu đồng nợ công năm 2018.

Mỗi người Việt gánh hơn 35 triệu đồng nợ công năm 2018.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) vừa đưa ra kịch bản về dư nợ công năm 2018 và 3 năm tới.

Theo dự báo, nhiều khả năng mức nợ công sẽ đạt 3,53 triệu tỷ đồng, tương ứng 63,92% GDP năm 2018. Trong đó nợ Chính phủ hơn 2,9 triệu tỷ đồng (52,5% GDP), nợ Chính phủ bảo lãnh 559.000 tỷ và nợ chính quyền địa phương 73.000 tỷ. Mức bội chi ngân sách năm 2018 là 3,71% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương 3,6% GDP.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

4. Thất thu thuế do tour 0 đồng, “đàn voi có đang chui lọt lỗ kim”?

Doanh nghiệp lên tiếng việc Đà Nẵng thất thu rất nhiều thuế từ tour 0 đồng thị trường khách Trung Quốc

Doanh nghiệp lên tiếng việc Đà Nẵng thất thu rất nhiều thuế từ tour 0 đồng thị trường khách Trung Quốc

Đại diện CLB Lữ hành khai thác thị trường Hoa ngữ TP Đà Nẵng thừa nhận vấn đề khai thác khách Trung Quốc đang rất nóng. Hiện có khoảng trên 40 doanh nghiệp lữ hành khai thác thị trường Trung Quốc trên địa bàn Đà Nẵng.

Ông cho biết trước tình trạng Hướng dẫn viên không có việc làm, CLB đã tổ chức hội họp nhiều lần nhưng sự tham dự không lúc nào đông đủ vì có một số doanh nghiệp có chủ Trung Quốc đứng đằng sau thuê người Việt Nam đứng đại diện, nên rất nhạy cảm.

Vị đại diện này khẳng định những con số đẹp về thống kê lượng khách chỉ là vô nghĩa, TP đang thất thu rất nhiều thuế từ hệ lụy tour 0 đồng (tour giá rẻ).

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

5. Chuyện chiếc thẻ lên tầu in tiếng Trung…

Chiếc thẻ lên tàu được phát hành ngày 11/8 gây xôn xao dư luận.

Chiếc thẻ lên tàu được phát hành ngày 11/8 gây xôn xao dư luận.

Câu chuyện về chiếc thẻ lên tàu và những tấm biển chỉ dẫn các nhà ga của tàu Cát Linh – Hà Đông được in tiếng Trung ở trên tiếng Việt đã và đang gây xôn xao dư luận.

Với việc in chữ Trung Quốc ở trên chữ Tiếng Việt, có thể thấy, nhà thầu Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc sử dụng song ngữ trong các văn bản, biển hiệu, tên các công trình, các khu du lịch, địa điểm văn hóa… Bởi theo quy định, khi sử dụng song ngữ hay nhiều ngữ trong một văn bản thì tiếng của nước sở tại (ở đây là Việt Nam) phải được đưa lên đầu tiên, đấy là văn hóa, là chủ quyền quốc gia.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

6. Quy hoạch lại... quy hoạch!

Những quy hoạch cà phê, quy hoạch cá tra, quy hoạch hồ tiêu… chắc rồi cũng sẽ vắng bóng như quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo đã được Bộ Công Thương bãi bỏ.

Những quy hoạch cà phê, quy hoạch cá tra, quy hoạch hồ tiêu… chắc rồi cũng sẽ vắng bóng như quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo đã được Bộ Công Thương bãi bỏ.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 995/QĐ-TTg giao các Bộ lập 39 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong các lĩnh vực: Kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Có thể nói, việc xây dựng những quy hoạch này là cụ thể hóa một phần tinh thần của Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, nếu xem xét phụ lục các quy hoạch được Thủ tướng giao cho các bộ xây dựng, dễ thấy vẫn vắng bóng quy hoạch xây dựng và quy hoạch sản phẩm.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

7. “Dọn dẹp” dự án treo

Thường trực HĐND TP Hà Nội vừa tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội.

Đáng chú ý, hiện Hà nội có hơn 380 dự án chậm triển khai, việc bỏ hoang đất đai, chậm triển khai dự án gây lãng phí nguồn lực của thủ đô. Đây là một con số không hề nhỏ trong bối cảnh quỹ đất của Hà Nội đang ngày một thu hẹp. Hàng loạt các ông lớn được “bêu” tên như: Nam Cường, Sông Đà Sudico, Licogi, HANHUD… Trong bối cảnh đó, lãnh đạo Hà Nội cho biết, thành phố sẽ nâng mức xử phạt các dự án chậm tiến độ lên gấp đôi, bởi hiện mức xử phạt theo quy định trong Luật thủ đô chưa đủ sức răn đe.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

8. Trung Quốc sẽ sử dụng "quân bài" nào để đối phó với Mỹ?

Trung Quốc có thể sẽ nhắm vào Apple để thỏa thuận với Mỹ về giải quyết bất đồng thương mại.

Trung Quốc có thể sẽ nhắm vào Apple để thỏa thuận với Mỹ về giải quyết bất đồng thương mại.

Trung Quốc đã chuẩn bị các chiến lược khác để đối phó với cuộc chiến thương mại với Mỹ đang ngày cam go hơn bằng một quân bài mới, đó là tấn công vào các tập đoàn Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc.

Nếu càng đấu với Mỹ bằng các biện pháp thuế quan trong cuộc chiến tranh thương mại hiện nay, thì Trung Quốc sẽ sớm hết "đạn". Vậy quốc gia này sẽ sử dụng "quân bài" nào khác?

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

9. Mỹ "phủ đầu" Iran, nước cờ mạo hiểm!

Dùng vũ lực với Iran là nước cờ mạo hiểm với Mỹ

Dùng vũ lực với Iran là nước cờ mạo hiểm với Mỹ

Khi Tây Á bị xáo trộn, lợi ích kinh tế của nhiều nước bị ảnh hưởng. Do đó, Nga, Đức và nhiều nước khác không muốn Mỹ dùng biện pháp quân sự vào khu vực này.

Một loạt những hành động từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donand Trump làm cho thế giới cảm thấy ông đang cố gắng phủ định người tiền nhiệm Barack Obama. Trước đây là chương trình “Obama Care”, bây giờ là quan hệ ngoại giao trong vấn đề hạt nhân với Iran.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

10. Mỹ và Trung Quốc có dễ dàng "đường ai nấy đi"?

Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu nhau trên mọi mặt trận.

Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu nhau trên mọi mặt trận.

Giới chuyên gia cảnh báo, nếu điều nói trên xảy ra, thì cái giá phải trả có thể lớn hơn bất kỳ cuộc "chia tay" nào khác trong lịch sử.

Bởi vậy, cả hai quốc gia này chắc chắn đã thừa hiểu rằng, sự chia tay này là điều khó làm. Sự mở cửa thị trường của Mỹ đã trở thành nền tảng cho sự tăng trưởng của Trung Quốc kể từ những năm 1980. Mặc dù thị trường nội địa của Trung Quốc hiện nay lớn đến mức xuất khẩu trở nên ít quan trọng hơn, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn lớn hơn 7 nghìn tỷ USD so với Trung Quốc. Bởi vậy, không một doanh nghiệp Trung Quốc đầy tham vọng nào có thể tuyên bố là một tập đoàn toàn cầu nếu không có sự hiện diện tại Mỹ.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

11. VN-Index sẽ trở lại 1.000 điểm!

Diễn biến VN-Index từ ngày 7- 13/08/2018.

Diễn biến VN-Index từ ngày 7- 13/08/2018.

Thị trường đang có những dấu hiệu tích cực khi dòng tiền đang quay lại mạnh mẽ, đẩy VN-Index hướng về 1.000 điểm.

Trước đó, nhiều nhà đầu tư (NĐT) còn tỏ ra bi quan khi Mỹ đẩy chiến tranh thương mại lên nấc thang mới. Thế nhưng, chỉ trong 3-4 phiên giao dịch gần đây, thị trường bỗng chốc hấp dẫn lạ thường.

Có thể thấy rằng, thị trường đang có động lực mới mặc dù mùa báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD) đã khép lại. Từ lâu nay, giới đầu tư kỳ vọng vào việc nâng room cho lĩnh vực Ngân hàng tạo thêm dư địa thu hút NĐT nước ngoài nhưng chưa được. Rõ ràng thông tin nói trên đang mang đến một luồng sinh khí mới cho thị trường.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

12. Tiêu dùng tiếp tục là "đích nhắm" của quỹ đầu tư tư nhân

Wrap and Roll, với khoản đầu tư 6,9 triệu USD từ MEF III, đã mở

Wrap and Roll, với khoản đầu tư 6,9 triệu USD từ MEF III, đã mở "Cổng Vàng" tại Singapore, từng bước thực hiện kỳ vọng thu lợi suất cao từ F&B Việt Nam.

Đầu tư tư nhân (private equity - PE) với các thương vụ thoái vốn cho tỷ lệ hoàn vốn và tỷ suất hoàn vốn nội bộ cao, vẫn đang là lực hút các quỹ quốc tế.

Với nguồn lực tài chính mạnh, định giá sát sao và có tầm nhìn về tiềm năng tăng trưởng, sẵn sàng đi cùng ban điều hành doanh nghiệp trong chiến lược, quản trị, đầu tư PE, theo các chuyên gia, ở góc độ tích cực, đã hỗ trợ cho nhiều công ty tư nhân Việt Nam hoặc qua cơn khó khăn, hoặc đạt đến điểm tăng trưởng ngoài mong đợi.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

13. Thách thức hút dòng tiền của Petimex

Petimex dự kiến sẽ bán đấu giá 48 triệu cổ phần, tương đương 35,4% vốn điều lệ Cty, với giá khởi điểm là 10.600 đồng/cp vào ngày 7/9/2018.

Việc các doanh nghiệp nói chung đang chật vật tìm đối tác chiến lược, cộng với thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn điều chỉnh sẽ là những thách thức lớn đối với Cty TNHH Một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp- Petimex khi thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) sắp tới. Petimex dự kiến sẽ bán đấu giá 48 triệu cổ phần, tương đương 35,4% vốn điều lệ Cty, với giá khởi điểm là 10.600 đồng/cp vào ngày 7/9/2018.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

14. Khi nào đường sắt Việt Nam hết… mông muội?

VNR cần có chiến lược đầu tư, quản lý, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan phải nhận rõ và khắc phục các yếu tố chủ quan.

VNR cần có chiến lược đầu tư, quản lý, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan phải nhận rõ và khắc phục các yếu tố chủ quan.

Để thoát khỏi tình trạng hạ tầng, phương tiện, quy trình… đang ở thời kỳ “mông muội”, đường sắt chỉ có một con đường là nâng cao chất lượng dịch vụ thích ứng với đòi hỏi của thị trường.

Để tìm câu trả lời, theo TS Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông cao cấp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), ngành giao thông và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cần có chiến lược đầu tư, quản lý, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan phải nhận rõ và khắc phục các yếu tố chủ quan.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

15. G7 taxi - nhân tố bí ẩn

Việc hợp nhất 3 hãng taxi: Thành Công, Sao Hà Nội, Ba Sao giúp G7 taxi sở hữu số lượng xe lớn nhất tại Hà Nội ngay thời điểm hãng này ra mắt mà theo dự kiến là vào tháng 10/2018

Việc hợp nhất 3 hãng taxi: Thành Công, Sao Hà Nội, Ba Sao giúp G7 taxi sở hữu số lượng xe lớn nhất tại Hà Nội ngay thời điểm hãng này ra mắt mà theo dự kiến là vào tháng 10/2018

Sự xuất hiện của G7 taxi đang được xem là một ẩn số thú vị trong “cuộc chiến” giành thị phần chưa có hồi kết trong thời gian tới.

G7 taxi dự kiến sẽ chi khoảng 1 triệu USD để thực hiện thay đổi và quảng bá nhận diện thương hiệu trong thời gian đầu sau đó sẽ đầu tư “mạnh tay” vào công nghệ và chất lượng dịch vụ để tự tin cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

16. M&A “giúp” KIDO thoát khỏi “chiếc kén” của mình

KIDO cho biết họ sẽ tiếp tục M&A và mở rộng hợp tác cho tham vọng lấp đầy gian bếp Việt.

KIDO cho biết họ sẽ tiếp tục M&A và mở rộng hợp tác cho tham vọng lấp đầy gian bếp Việt.

Thành công liên tiếp sau các thương vụ M&A đình đám, KIDO được đánh giá là 1 trong 10 doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu do Diễn đàn M&A Việt Nam bình chọn vừa diễn ra mới đây.

Thương vụ điển hình và thành công nhất mà KIDO thực hiện sau thời kỳ thoát khỏi “chiếc kén” của mình sau quyết định chuyển nhượng toàn bộ mảng bánh kẹo Kinh Đô cho Tập đoàn Mondelēz International của Mỹ, phải nhắc đến dầu Tường An (TAC), thương hiệu dầu ăn hàng đầu có lịch sử hơn 40 năm tại Việt Nam.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

17. Vì sao Petrolimex "lừng khừng" thoái vốn?

Với lý do diễn biến thị trường không thuận lợi nên Petrolimex đang đề xuất lùi thời điểm thực hiện việc thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại tổng công ty này sang giai đoạn 2019 – 2020.

Với lý do diễn biến thị trường không thuận lợi nên Petrolimex đang đề xuất lùi thời điểm thực hiện việc thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại tổng công ty này sang giai đoạn 2019 – 2020.

“Ông lớn” Petrolimex muốn giãn tiến độ thoái vốn Nhà nước. Với lý do diễn biến thị trường không thuận lợi nên Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang đề xuất lùi thời điểm thực hiện việc thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại tổng công ty này sang giai đoạn 2019 – 2020, thay vì theo đúng lộ trình năm 2018.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

18. HAGL và vòng xoáy nợ nần

Bầu Đức nhường lại giấc mơ Myanmar và cùng vẽ giấc mơ nông nghiệp với tỷ phú Trần Bá Dương.

Bầu Đức nhường lại giấc mơ Myanmar và cùng vẽ giấc mơ nông nghiệp với tỷ phú Trần Bá Dương.

Theo báo cáo tài chính mới nhất của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) được công bố, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và công ty liên quan đang là chủ nợ lớn nhất.

Theo đó, HAGL đang nợ BIDV và công ty có liên quan tổng cộng hơn 9.223 tỷ đồng, bao gồm 376,3 tỷ đồng vay ngắn hạn, 2.971 tỷ đồng vay dài hạn và 5.876 tỷ đồng vay trái phiếu do BIDV và Công ty TNHH Chứng khoán BIDV phát hành.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

19. Việt Nam và Indonesia trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng và đoàn các quan chức chính phủ của Học viện Cải cách Lãnh đạo (RLA) khóa XIII, thuộc Cơ quan Hành chính quốc gia Indonesia

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng và đoàn các quan chức chính phủ của Học viện Cải cách Lãnh đạo (RLA) khóa XIII, thuộc Cơ quan Hành chính quốc gia Indonesia

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng khẳng định, VCCI sẵn sàng trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Indonesia trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư...

Tại cuộc tiếp đón đoàn các quan chức chính phủ của Học viện cải cách Lãnh đạo (RLA) khóa XIII, Indonesia, Phỏ Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng cho biết, trong những năm vừa qua, VCCI luôn nỗ lực thúc đẩy môi trường kinh doanh thông qua nhiều hoạt động thiết thực như đóng góp ý kiến vào các chính sách, tham gia vào quá trình xây dựng Luật pháp và các chính sách có liên quan trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp, thực hiện đánh giá năng lực canh tranh cấp tỉnh nhằm cải thiện môi trường đầu tư...

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

20. Đắk Nông cần một "già làng" dẫn dắt đội ngũ doanh nghiệp

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI làm việc với Bí Thư tỉnh ủy Đắk Nông Lê Diễn

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI làm việc với Bí Thư tỉnh ủy Đắk Nông Lê Diễn

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cần chú trọng nâng cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp Đắk Nông, đặc biệt tìm kiếm một doanh nghiệp đủ điều kiện giữ vai trò "già làng" dẫn dắt doanh nghiệp

Theo Chủ tịch VCCI cho rằng, hiện nay Đắk Nông đang có thế mạnh trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, đặc biệt là trữ lượng nhôm, bô xít lớn nhất cả nước. Đây là tiềm năng lớn để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp để tiến hành khai thác một cách quy mô và có hiệu quả.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

21. Khó xử lý những lô hàng phế liệu vô chủ

Hàng nghìn container phế liệu có nguy cơ vô thừa nhận tải cảng Hải Phòng

Hàng nghìn container phế liệu có nguy cơ vô thừa nhận tải cảng Hải Phòng

Sau khi Thủ tướng có chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ phế liệu nhập khẩu, cơ quan Hải quan đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan “thúc” các doanh nghiệp giải phóng hàng tại cảng. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp đã “bỏ của chạy lấy người” khi từ chối nhận hàng.

Tuy nhiên, theo Hải quan, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu về cảng nhưng không được cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất”.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

22. "Cần thành lập khu công nghiệp chuyên ngành tái chế nhựa phế liệu"

VPA cho biết hiện có khoảng 5.000 container hàng phế liệu tồn tại cảng, trong đó có nhiều hàng tồn từ cả...chục năm

VPA cho biết hiện có khoảng 5.000 container hàng phế liệu tồn tại cảng, trong đó có nhiều hàng tồn từ cả...chục năm

VPA cho rằng đây là một những lời giải cho bài toán quản lý nhựa phế liệu nhập khẩu, siết chặt để giảm thiểu ô nhiễm và hỗ trợ các doanh nghiệp ngành...

Khẳng định ngành nhựa đang có tiềm năng tăng cao với mức tăng trưởng 15-20%/ năm, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) đặt câu hỏi: Chúng ta tiết kiệm từng đồng ngoại tệ nhưng lại dễ dàng chấp nhận nhập khẩu lên đến 12,68 tỷ USD, tương đương nhập 80% lượng nguyên liệu. Vì sao chúng ta không giải nút thắt này với chủ động hơn trong nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất hạt nhựa tái sinh, thúc đẩy ngành nhựa tái sinh phát triển?

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

23. Vì sao GrabTaxi bị “tuýt còi” tại Khánh Hòa?

Công ty GrabTaxi liên tục vi phạm

Công ty GrabTaxi liên tục vi phạm

Theo Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa, ngày 16/8/2017 Sở có nhận công văn của Công ty TNHH GrabTaxi (Công ty) về việc triển khai dịch vụ GrabTaxi trên địa bàn tỉnh. Từ đó, Sở đã yêu cầu Công ty làm việc với các doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi để thỏa thuận hợp tác với các đơn vị này và chỉ triển khai thực hiện đối với các xe taxi hiện có khi có sự thống nhất với các đơn vị này.

Tuy nhiên, Công ty GrabTaxi không làm việc với các chủ doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi để thỏa thuận ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ này theo quy định của Quyết định 24/QĐ-BGTVT mà trực tiếp làm việc với lái xe để cài đặt phần mềm ứng dụng cho các xe taxi của các doanh nghiệp, HTX tại Khánh Hòa mà không có sự thống nhất của chủ doanh nghiệp, gây bức xúc cho các đơn vị kinh doanh vận tải taxi.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

 24. "Hàng không Việt Nam hướng đến top 4 ASEAN"

Ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Sau khi báo Diễn đàn doanh nghiệp đăng loạt bài “Sân bay chật bó giấc mơ bay”, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT đã có phản hồi về vấn đề này.

Ông Thọ khẳng định: Hàng không Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đứng trong nhóm 4 ASEAN về sản lượng vận chuyển, phát triển đội tàu bay và hệ thống cảng hàng không (CHK).

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

25. Doanh nghiệp ngành giấy khó giữ thị phần vì thiếu vốn

Nhà Với những thế mạnh về chuẩn đầu tư, tài chính, công nghệ, và chất lượng lao động, doanh nghiệp FDI hoàn toàn dễ dàng làm chủ bất cứ hoạt động đầu tư trong ngành nào.

Nhà Với những thế mạnh về chuẩn đầu tư, tài chính, công nghệ, và chất lượng lao động, doanh nghiệp FDI hoàn toàn dễ dàng làm chủ bất cứ hoạt động đầu tư trong ngành nào.

Khó tiếp cận vốn đầu tư được xem là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngành gỗ có nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà”.

Hiện nay, mặc dù tỷ trọng thị phần ngành giấy doanh nghiệp nội đang chiếm hơn 51% và còn lại là doanh nghiệp ngoại. Để đảm bảo tỷ lệ này bắt buộc doanh nghiệp nội phải có sự đột phá.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

26. “Vá” lỗ hổng trong chuỗi cung ứng dệt may

Vẫn còn nhiều lý do được chỉ ra khiến nhà đầu tư “ngại” đầu tư vào khâu dệt, nhuộm. (Quy trình in nhuộm tại Công ty Dệt may 7, TP HCM)

Vẫn còn nhiều lý do được chỉ ra khiến nhà đầu tư “ngại” đầu tư vào khâu dệt, nhuộm. (Quy trình in nhuộm tại Công ty Dệt may 7, TP HCM)

 Đầu tư vào khâu dệt, nhuộm hoàn tất được xem là giải pháp để “vá” lỗ hổng trong chuỗi cung ứng ngành dệt may. Tuy nhiên, doanh nghiệp, nhà đầu tư đang gặp khó ở khâu này.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, hoạt động xuất khẩu vải sang thị trường Campuchia có tới 95% là doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, để phát triển bền vững của ngành dệt may phải giải quyết dứt điểm khâu dệt nhuộm hoàn tất.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

27. "Cửa" nào cho nông sản Việt vào EU?

Có tiềm năng về sản lượng tuy nhiên chất lượng sản phẩm mới là yếu tố then chốt giúp nông sản Việt vững vàng bước vào châu Âu.

Thị trường khu vực châu Âu có nhu cầu lớn về các sản phẩm nông sản, đặc biệt rất ưa chuộng các sản phẩm nông sản nhiệt đới, tuy nhiên rất đề cao giá trị thực phẩm, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

28. 21/8: Café doanh nhân “Bảo vệ thương hiệu cho Doanh nghiệp bất động sản”

Sáng 21/8, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Mạng kết nối Doanh nhân Việt (VINET) tổ chức chương trình Café Doanh nhân với chủ đề: “Bảo vệ thương hiệu cho Doanh nghiệp bất động sản”.

Thời gian: Từ 8h30 - 10h30 thứ Ba, ngày 21/8/2018 tại Toà nhà Eurowindow – Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

29. Mặt trái vốn FDI đổ vào bất động sản Việt Nam

Dự án khu đô thị - Đại học Quốc tế (VIUT) sau 10 năm vẫn chỉ là bãi cỏ hoang

Dự án khu đô thị - Đại học Quốc tế (VIUT) sau 10 năm vẫn chỉ là bãi cỏ hoang

Đằng sau những con số FDI “đẹp như mơ” được công bố chảy vào thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian gần đây là không ít những dự án trì trệ, thậm chí chưa được triển khai.

Nhắc đến các dự án bất động sản FDI, không thể không nhắc đến Siêu dự án trung tâm tài chính Việt Nam (VFC) tại TP.HCM. Dự án gồm 3 cao ốc với độ cao 48 tầng được sử dụng làm văn phòng làm việc, khu dịch vụ mua sắm, một cao ốc làm khách sạn quốc tế 5 sao với 48 tầng. Tuy được cấp phép từ tháng 2/2008 nhưng cho đến nay dự án vẫn chưa được triển khai.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

30. Giao dịch nhà phố TP.HCM giảm mạnh vì tăng giá vô tội vạ

Nhu cầu mua nhà lẻ, nhà phố tại TP.HCM tập trung ở loại sản phẩm dưới 3 tỷ đồng

Nhu cầu mua nhà lẻ, nhà phố tại TP.HCM tập trung ở loại sản phẩm dưới 3 tỷ đồng

Việc nhà lẻ, nhà phố tại nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM liên tục tăng giá với tỷ lệ cao đang khiến cho giao dịch thật của thị trường này giảm đi rõ rệt.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nhu cầu mua nhà phố có giá từ 3 tỷ đổ lại đang chiếm tỷ lệ khá cao trên thị trường. Tuy nhiên, với tầm giá này nguồn cung đang ngày càng hạn chế, thậm chí là với cả các quận ngoại thành.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Nha Trang