4.0 và lo lắng của người đứng đầu Chính phủ

Nguyễn Việt 23/08/2018 11:05

Cách mạng 4.0 là xu hướng không thể thay đổi và trì hoãn. Còn ở Việt Nam, tuy cách mạng 4.0 đã xuất hiện nhưng vẫn còn ở mức độ thấp, chưa có quy mô, phổ cập.

Đây là chia sẻ của người đứng đầu Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn cao cấp và triển lãm quốc tế về cách mạng 4.0 được tổ chức mới đây.

p/Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng của VNPT tại Diễn đàn cao cấp và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 được tổ chức mới đây.p/Ảnh: Nam Nguyễn

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng của VNPT tại Diễn đàn cao cấp và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 được tổ chức mới đây. Ảnh: Nam Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

  • 4.0: Thời thượng hay hùng cường?

    05:15, 22/08/2018

  • Thiếu website thương hiệu, doanh nghiệp sớm muộn cũng thua trong cuộc chiến 4.0

    07:35, 17/08/2018

  • Làm nông thời cách mạng công nghệ 4.0

    04:29, 17/08/2018

  • Cách mạng 4.0 và việc thượng tôn pháp luật

    17:54, 16/08/2018

  • 100 người Việt trẻ tiêu biểu chia sẻ quan điểm về cách mạng 4.0

    04:09, 14/08/2018

  • Chiến lược “nâng cấp” doanh nghiệp thời 4.0

    21:00, 07/08/2018

  • Chớp cơ hội từ 4.0

    15:31, 03/08/2018

  • Mạng xã hội: “Lỗ tai, con mắt” thời 4.0

    11:35, 03/08/2018

  • Triển khai 3 nội dung liên quan đến 4.0

    18:50, 30/07/2018

4 vấn đề cần giải quyêt

Biết trước khi đối diện với làn sóng 4.0, Việt Nam sẽ gặp phải nhiều vấn đề, như mức độ tiếp cận còn thấp, quy mô nhỏ và chưa phổ cập, nên Thủ tướng đã nếu ra 4 vấn đề để cần giải quyết.

Thứ nhất, Việt Nam phải thay đổi nhận thức về cuộc cách mạng 4.0 một cách sâu sắc, rõ ràng hơn. Từ đó, có bước đi, cách làm hợp lý. Đó là sự thay đổi trong phương thức sản xuất, dịch vụ, nền kinh tế số. Việt Nam phải thay đổi giải pháp công nghệ chứ không chỉ áp dụng những công nghệ truyền thống.

Thứ hai, khi nhận thức thay đổi thì hành động sẽ như thế nào? Đây là điều rất quan trọng. Do đó cần phải đưa ra được chính sách pháp luật hợp lý, hiệu quả để phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 tốt hơn, cao hơn.

Thứ ba, nguồn nhân lực. Nhiều ngiên cứu cho thấy, 40% lao động Việt Nam đang là lao động giản đơn. Chính vì vậy, hệ thống giáo dục phải thay đổi. Vấn đề rất lớn, rất mới là trang bị kỹ năng cho người lao động. Cách mạng 4.0 dẫn đến dư thừa lao động thì giải pháp như thế nào?

Thứ tư, phát triển công nghệ, đặc biệt là hạ tầng thông tin. Để thành công trong cách mạng 4.0, cần xử lý những mặt trái của làn sóng này, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Thách thức và động lực

Để Việt Nam nhanh chóng “bắt kịp”cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, hiện nay mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã đến giới hạn tự nhiên và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một động lực lớn để Việt Nam thay đổi.

Mỗi một doanh nghiệp bằng sự sáng tạo và năng động có thể đi vào cách mạng công nghiệp 4.0 theo cách của mình. Như một cửa hàng hoàn toàn có thể vận dụng công nghệ 4.0 để kết nối khách hàng để kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng sản phẩm, hay một hiệu phở cũng có thể ứng dụng 4.0 để thực hiện việc giao phở tới tận nhà...

Mặc dù vậy, theo ông Doanh, để “đón sóng” được cách mạng 4.0 cần sự thay đổi chính sách, cơ chế, cần sự đổi mới mạnh mẽ từ Chính phủ.

Theo nhận định của các chuyên gia, các xu thế công nghệ mới của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), khởi nghiệp sáng tạo thâm nhập thị trường ngách với nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ mang tính đột phá.

Các DNNVV hiện chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Chính vì vậy, Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với các công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), robot cao cấp, công nghệ nano, công nghệ in 3D… dự kiến sẽ tác động lớn đến hoạt động doanh nghiệp.

Doanh nghiệp DNNVV với trình độ công nghệ, năng lực tài chính, quản trị còn hạn chế sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nhưng "cũng là nhóm đối tượng năng động và dễ thích nghi nhất". Chính vì thế, cần phải quan tâm, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của các SME để mở rộng quy mô, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội.

Điều quan trọng chính yếu là các doanh nghiệp cần phải số hóa, nâng cao năng lực. Doanh nghiệp biết và ứng dụng thế mạnh của công nghệ sẽ có năng lực cạnh tranh vượt trội. Ngược lại, đóng cửa với Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đồng nghĩa với khả năng doanh nghiệp bị đào thải.

PGS.TS. Trần Đình Thiên, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Cơ hội với 4.0 là vô tận

Cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là vô tận, bởi nó sẽ thay đổi cơ bản tất cả mọi thứ trong cuộc sống hiện nay. Khái niệm đầu tiên khi nói về cách mạng 4.0 là sự kết nối, kết nối mọi nơi mọi lúc.

Cơ hội dù rất lớn nhưng thách thức cũng rất cao, vì công nghệ 4.0 gắn chặt với năng lực trí tuệ. Trong phần lớn của cải sản xuất ra cho xã hội thì của cải do trí tuệ sáng tạo chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng GDP. Như vậy, thách thức ở đây, nếu muốn ứng dụng được công nghệ 4.0 thì con người phải có trí tuệ thì mới tham gia vào được quá trình sản xuất.

TS. Nguyễn Văn Như, Công ty BRICKIN’UP (Pháp): Thách thức về nhân lực

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Nền kinh tế với trình độ tự động hóa cao và có tính sáng tạo, đòi hỏi người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp.

Việt Nam nên tận dụng tinh thần ham học hỏi với thế mạnh về khoa học cơ bản và sức sáng tạo trong và ngoài nước. Đồng thời, cẩn đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục – đào tạo trên cơ sở khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, tiêu chuẩn kỹ năng mềm phù hợp với bối cảnh đất nước và xu thế các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nguyễn Việt