"Cuộc cách mạng 4.0 đang làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội"
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh tại Diễn đàn mở với chủ đề “ASEAN 4.0 cho tất cả?"
Diễn đàn được tổ chức sáng nay, 11/9 tại Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Con người sẽ làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
10:29, 11/09/2018
Chung tay xây dựng cộng đồng ASEAN trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
09:04, 11/09/2018
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội tạo đột phá trong phát triển du lịch
13:34, 29/08/2018
Phát biểu tại diễn đàn ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ cho biết, chúng ta cùng chứng kiến cả thế giới đang trong xu hướng tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế dựa trên những thành tựu và sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các công nghệ trọng tâm của cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội đối với Việt Nam cũng như các nước trong khu vực ASEAN.
Việc tiếp cận tầm nhìn chiến lược, xác định cơ hội và thách thức trong bối cảnh cách mạng công nghệ lần thứ tư là con đường nhanh và hiệu quả để lựa chọn những định hướng, giải pháp quốc gia, tạo bước phát triển đột phá, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước trên thế giới.
Ở đó, cũng tạo ra cơ hội cho giới trẻ và cộng đồng ASEAN phát huy năng lực trí tuệ, sáng tạo, để biến thách thức thành thời cơ và chuyển hóa ý tưởng thành sản phẩm, gặt hái thành công trong quá trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Cuộc cách mạng cũng tạo ra cơ hội cho giới trẻ ASEAN phát huy năng lực trí tuệ, sáng tạo để biến thách thức thành thời cơ, chuyển hóa ý tưởng thành sản phẩm và gặt hái thành công trong quá trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Cũng theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã xác định, doanh nghiệp, trong đó các đoanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là đối tượng trung tâm của nền kinh tế; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực phục vụ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Đồng thời cũng chủ động tăng cường năng lực tiếp cận của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đến nay, Việt Nam đã cơ bản hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tương đối hoàn chỉnh và bước đầu thu hút được một số nguồn lực phát triển của trong nước và quốc tế; đã thiết lập một số hành động dựa trên tiềm lực quốc gia để nắm bắt cơ hội và chủ động ứng phó với các cơ hội của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Vì vậy, trong khuôn khổ Diễn đàn mở của Hội nghị WEF ASEAN 2018, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đưa ra đề xuất các đại biểu tập trung thảo luận những ý tưởng, sáng kiến, nhằm thục đẩy hợp tác ASEAN và các đối tác toàn cầu để đưa khu vực Đông Nam Á chúng ta thực sự trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chủ động kiến tạo, làm chủ và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư, góp phần xây dựng nền kinh tế, xã hội của các quốc gia ASEAN ngày càng trở nên thông minh và hiệu quả hơn.
"Chúng tôi cũng mong muốn được tăng cường trao đổi, đối thoại và nhận được sự chia sẻ, ủng hộ, hợp tác từ các nhà lãnh đạo, chuyên gia, doanh nghiệp của WEF, đặc biệt là cá nhân Giáo sư Klaus Schwab về các giải pháp, các chương trình hành động thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong ASEAN, tăng cường năng lực liên kết giữa các nước ASEAN về đổi mới sáng tạo để phát huy tốt nhất những thời cơ, ứng phó hiệu quả nhất với những thách thức của cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư". - Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.
Ông cũng nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam đang xây dựng chiến lược khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tầm nhìn 2035 kịch bản cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và triển khai các chiến lược kế hoạch hành động của mình, Việt Nam luôn mong muốn được hợp tác và đồng hành cùng WEF và các nước ASEAN, sẵn sàng kết nối với các doanh nghiệp, các nguồn lực về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nước với mạng lưới hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong toàn ASEAN và thế giới.
Trước đó, trong lời khai mạc diễn đàn mở, Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập - Chủ tịch điều hành WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới) đã có bài phát biểu ấn tượng về sự chủ động của các quốc gia nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đúng thời điểm nền kinh tế thế giới đang ghi nhận những nguy cơ về chiến tranh thương mại, trong bối cảnh các nền kinh tế, thương mại đa phương, liệu có cần cách mạng công nghiệp 4.0 hay không?
Trả lời câu hỏi này, Giáo sư Klaus Schwab - Người sáng lập và Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết: “Trước tiên WEF tin tưởng rằng cần thiết phải tập trung và nỗ lực để duy trì một hệ thống thương mại đa phương”.
Ngoài ra, những nền kinh tế nào có thể vận dụng được AI nghĩa là làm chủ được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế, quốc gia đó sẽ có lợi thế về sự động quyền của trí tuệ nhân tạo, điều này đồng nghĩa với lợi thế cạnh tranh lớn.
Đồng thời Chủ tịch WEF cũng nhấn mạnh, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 con người phải là trung tâm và việc ứng dụng các công nghệ là để phục vụ cuộc sống của con người.
Theo đó, ông Klaus Schwab cũng chỉ ra rằng, việc xuất hiện siêu máy tính di động trở nên phổ biến, robot thông minh, xe tự lái, công nghệ thần kinh tăng cường chức năng cho não bộ và chỉnh sửa gen di truyền… đây là những bằng chứng về sự thay đổi chóng mặt này đang hiện hữu ở mọi nơi xung quanh chúng ta và xảy ra ở tốc độ ngày càng nhanh.
“Hiện nay, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này về cơ bản đang thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và kết nối với nhau”, ông Klaus Schwab nhấn mạnh.