Các quốc gia phát triển có nhiều cơ hội hơn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Ngọc Hà 12/09/2018 10:00

Các quốc gia đang phát triển không có quá nhiều hạ tầng và thành quả từ các cuộc cách mạng công nghiệp trước sẽ ít gánh nặng hơn. Họ có thể di chuyển nhanh hơn, phát triển tốt hơn trong Cách mạng 4.0

Phiên

Phiên gặp gỡ các đồng chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 27 về ASEAN trước thềm Phiên toàn thể ngày 12/9.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (ASEAN WEF) đang diễn ra tại Hà Nội (Việt Nam), sáng 12.9, buổi họp báo của các vị đồng Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN lần thứ 27 đã được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Trong vai trò đồng Chủ tịch Diễn đàn, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng đã tham gia buổi họp báo và trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên trong nước, cũng như quốc tế với chủ đề về Cách mạng Công nghiệp 4.0 và khởi nghiệp.

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cho biết, WEF ASEAN năm nay đề cập tới chủ đề vô cùng thú vị là cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) và khởi nghiệp.

"Đây là cơ hội để chúng ta chia sẻ về những câu chuyện, trường hợp, đặc biệt là ý tưởng mới, sáng kiến mới đối với khu vực ASEAN", ông Hùng nói.

Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay: "Tôi tới tham dự sự kiện này với một số sáng kiến là làm cho ASEAN phẳng, tức là không có sự chênh lệch và khoảng cách, tất cả mọi người đều có thể cảm nhận ASEAN là ngôi nhà của mình"

Sáng kiến thứ 2 được ông Hùng nhắc đến là những cách thức để các trường Đại học đào tạo về công nghệ truyền thông của ASEAN theo được CMCN 4.0.

"Cuối cùng là vấn đề an ninh mạng, an ninh thông tin cho ASEAN. Cuộc sống phụ thuộc nhiều vào Internet, sự thịnh vượng cũng phụ thuộc vào Internet nhưng Internet chưa thật an toàn. Do đó, điều quan trọng trong tương lai chính là an ninh mạng. Đây đang là sáng kiến mở để chúng ta tiếp tục thảo luận", ông Hùng nói.

Trả lời câu hỏi, với những cuộc cách mạng công nghiệp trước, Việt Nam đã “bỏ lỡ”, còn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lần này, dường như Việt Nam đã có cơ hội tham gia ngay từ đầu, tuy nhiên, với nền tảng công nghệ chưa cao, liệu Việt Nam có thể tận dụng được những cơ hội mà cuộc cách mạng này không, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Quyền Bộ trưởng Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Khi cuộc cuộc cách mạng mới diễn ra thì tương lai không phụ thuộc nhiều vào quá khứ. Nó giống như những bước ngoặt tương lai, không phải là nối tiếp của quá khứ. Như vậy có nghĩa là các quốc gia đang phát triển, không có quá nhiều hạ tầng, kết quả trước đó của các cuộc cách mạng trước đó, nghĩa là họ ít gánh nặng hơn và có thể di chuyển nhanh hơn, phát triển tốt hơn”.

Ông

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Quyền Bộ trưởng Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông

Ông Hùng cũng cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mới này không quá nặng về cách mạng công nghệ, thay vào đó là cách mạng chính sách. Theo đó, các quốc gia đang phát triển không phải là quốc gia có khuôn khổ pháp lý thực sự mạnh mẽ, nghĩa là họ có thể linh hoạt để có thể đón nhận mô hình kinh doanh mới, chính sách mới để có thể áp dụng chính sách mới. Và các quốc gia đang phát triển có cơ hội phát triển hơn.

Ngay sau phiên thảo luận này sẽ diễn ra phiên họp tập trung thảo luận về những ưu tiên của ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là phiên quan trọng nhất trong chuỗi các hoạt động nằm khuôn khổ sự kiện này.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận với chủ đề “Tầm nhìn mới khu vực Mekong”. 

Ngoài ra, các nội dung nổi bật cũng sẽ diễn ra như: An ninh mạng, thế hệ mới trong chính trị, trí tuệ nhân tạo, tương lai kỹ thuật số của ASEAN, triển vọng kinh tế châu Á, vấn đề xung đột thương mại, thách thức với chủ nghĩa đa dạng ở ASEAN, khởi nghiệp sáng tạo, ASEAN hướng tới an toàn giao thông đường bộ, thiết kế thành phố 4.0.

Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 là cơ hội để thúc đẩy các đối tác tăng cường hợp tác với Việt Nam, các tập đoàn hàng đầu thế giới có tiềm lực tài chính, công nghệ và thị trường quan tâm, tăng cường đầu tư vào Việt Nam, góp phần tích cực mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn có chất lượng, công nghệ hiện đại phục vụ tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. 

Có thể bạn quan tâm

  • Khai mạc phiên toàn thể Hội nghị WEF ASEAN 2018

    Khai mạc phiên toàn thể Hội nghị WEF ASEAN 2018

    08:06, 12/09/2018

  • WEF ASEAN 2018 nơi hội tụ các startup hàng đầu ASEAN

    WEF ASEAN 2018 nơi hội tụ các startup hàng đầu ASEAN

    06:51, 10/09/2018

  • WEF ASEAN 2018: Cơ hội khẳng định ước mơ vươn lên tầm cao mới của Việt Nam

    WEF ASEAN 2018: Cơ hội khẳng định ước mơ vươn lên tầm cao mới của Việt Nam

    00:01, 10/09/2018

  • Tạo ấn tượng tốt về Việt Nam với toàn cầu thông qua WEF-ASEAN

    Tạo ấn tượng tốt về Việt Nam với toàn cầu thông qua WEF-ASEAN

    16:45, 22/08/2018

  • "WEF ASEAN 2018 là cơ hội cho Việt Nam"

    17:16, 09/08/2018

  • Việt Nam sẽ đón số lượng kỷ lục các nhà lãnh đạo tham dự WEF ASEAN 2018

    Việt Nam sẽ đón số lượng kỷ lục các nhà lãnh đạo tham dự WEF ASEAN 2018

    15:40, 09/08/2018

  • Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm trưởng Ban tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018

    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm trưởng Ban tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018

    08:37, 17/04/2018

Ngọc Hà