Doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu
Dù đã có những bước phát triển vượt bậc trong tăng trưởng và cải thiện môi trường đầu tư thời gian qua, nhưng doanh nghiệp Việt vẫn chưa dịch chuyển lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại các nền kinh tế (WEF) ASEAN 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 đã được tổ chức chiều ngày 13/9. Đây là sự kiện do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì, với 1.200 doanh nghiệp tham dự.
Có thể bạn quan tâm
Nhu cầu đầu tư hạ tầng của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á
17:58, 13/09/2018
"Hiệp định CPTPP sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 10/2018"
17:49, 13/09/2018
“Thắng lợi của doanh nghiệp chính là thành công của Chính phủ”
17:21, 13/09/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chúng ta quyết tâm mạnh mẽ trong việc xây dựng Chính phủ điện tử
17:01, 13/09/2018
Chủ tịch VCCI - TS Vũ Tiến Lộc: Việt Nam là một trong những quốc gia đề cập nhiều nhất về Cách mạng 4.0
15:11, 13/09/2018
Làn sóng đầu tư mới
Với chủ đề “Việt Nam – Đối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối và sáng tạo”, TS Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI cho biết, VBS là cơ hội cho những hợp tác đầu tư. Theo đó, kết nối và sáng tạo là “hai điểm quan trọng nhất với lợi thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”. Đây là hai động lực mới, quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế. Chủ tịch VCCI nhận định, VBS 2018 sẽ mang đến làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, nhân lên sự kết nối và thúc đẩy sự sáng tạo, để Việt Nam trở thành trung tâm của kết nối và là cái nôi của sáng tạo.
Những nhận định này là có căn cứ khi nhìn lại sự thành công của VBS 2017, được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Có thể nói, VBS 2017 đã để lại dấu ấn lớn, khi có tới 12 tỷ USD hợp đồng và thỏa thuận kinh doanh được ký kết trong Tuần lễ Cấp cao APEC cùng hàng trăm cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa các doanh nghiệp. Giới kinh doanh toàn cầu đã không chỉ đến Việt Nam để bàn thảo, đối thoại các vấn đề toàn cầu, xu hướng phát triển của thế giới, mà còn để hiện thực hóa nhu cầu không bỏ lỡ bất cứ cơ hội kinh doanh nào.
Tuy nhiên, để đạt được những kỳ vọng về thu hút dòng đầu tư mới vào Việt Nam, nhiều thách thức đã được các chuyên gia và doanh nghiệp chỉ ra. Theo đó, đối với cơ hội kết nối tạo ra những cơ hội thu hút đầu tư, kinh doanh mới, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt.
Nâng cấp doanh nghiệp trong chuỗi giá trị
Thực tế hiện nay, mới chỉ có 21% DNNVV Việt Nam tham gia chuỗi gía trị toàn cầu, trong khi đó, tỉ lệ này ở các nước trong khu vực ASEAN là 46%. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia ở các khâu đơn giả như lắp ráp, đóng gói sản phẩm. Đây là những mắt xích có giá trị không cao trong chuỗi giá trị và thiếu bền vững. Ngay với những doanh nghiệp ngành phụ trợ cũng chưa thể tiếp cận chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Hiện, tỷ lệ giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp FDI mua từ các nhà chế biến, chế tạo trong nước đạt chưa tới 57%.
Chia sẻ về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, đây là khó khăn lớn với Việt Nam khi chỉ có 300 doanh nghiệp đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng nhưng là cung ứng thay thế, không phải sản xuất. Trong đó, chỉ có 2% là doanh nghiệp lớn, 2-5% là doanh nghiệp vừa, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Thực trạng này buộc doanh nghiệp phải đặt mục tiêu nâng cấp và dịch chuyển lên cao trong chuỗi cung ứng, tăng cường liên kết giữa Việt Nam và khối FDI. Kiến nghị giải pháp vấn đề này, Giám đốc Quốc gia ADB Việt Nam ông Eric Sidgwick cho biết, để hội nhập mạnh mẽ hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu điểm then chốt là chất lượng. “Các doanh nghiệp nội địa muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu phải đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Muốn vậy, doanh nghiệp phải luôn đổi mới sáng tạo”, ông Eric Sidgwick nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ông Borge Brende, Chính phủ Việt Nam đã ủng hộ thương mại tự do toàn cầu rất mạnh mẽ. Quyết tâm này được thể hiện ở việc, Hiệp định đối tác toàn diện và xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Để tham gia vào Hiệp định, Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động cải cách hành chính để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp định này.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Tổng Giám đốc PwC Việt Nam: Quản trị doanh nghiệp Việt cần phối hợp ba nhà Trong top 70 doanh nghiệp trong khối ASEAN có trình độ quản trị tốt nhất, Việt Nam không có một doanh nghiệp nào, doanh nghiệp có quản trị doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam cũng chỉ sếp ở vị trí 173 trong khối ASEAN. Muốn nâng cao năng lực quản trị, cần có sự phối hợp giữa ba nhà: Nhà nước- chính phủ với doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó, quan trọng nhất là doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thay đổi, phải định hướng giúp cho từng cá nhân trong doanh nghiệp giúp cải thiện tình trạng nội tại của doanh nghiệp. Nhà nước có vài trò định hướng, đưa ra các chính sách lâu dài, đưa ra các khuyến khích giúp doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả. Bà Natasha Ansell, Tổng Giám đốc Citibank Việt Nam: Cần hợp tác ngân hàng và trường đại học Các cơ hội việc làm trong ngành ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ trong tương lai. Do đó, cần đẩy mạnh việc hợp tác giữa các ngân hàng với các trường đại học, các cơ sở đào tạo để đào tạo những kỹ năng cần thiết, đặc biệt khi ngân hàng là một ngành yêu cầu chuyên môn đặc thù. Hiện nay, việc tồn tại nhiều giấy tờ cá nhân đang gây khó cho ngân hàng trong việc phục vụ khách hàng. Do đó, yêu cầu số hóa hệ thống là vấn đề cấp bách cần nghiên cứu và thực hiện kỹ. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, các quốc gia có xây dựng cơ sở dữ liệu về ID cá nhân đều vận hành rất hiệu quả. |