Bản chất “đổi đất lấy hạ tầng” tại Quảng Nam là gì?

Hương Thu 17/09/2018 16:20

Vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc một số dự án giao thông tại tỉnh Quảng Nam được theo hình thức BT, vậy, bản chất “đổi đất lấy hạ tầng” tại các dự án này được thực hiện ra sao?

Tình hình đầu tư một số dự án giao thông theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT) được thực hiện tại các địa phương trên cả nước không còn mới mẻ, tuy nhiên, các dự án BT theo hình thức “đổi đất lấy hạ tầng” được thực hiện trên địa bàn Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được chính quyền địa phương thực hiện linh động nhằm tránh thất thoát ngân sách.

Tuyến đường nối tuyến ĐT.603A (TX Điện Bàn) thực hiện theo hình thức BT chưa thể ti6ep1 tục thi công do vướng công tác giải phóng mặt bằng.

Tuyến đường nối tuyến ĐT.603A (TX Điện Bàn) thực hiện theo hình thức BT chưa thể ti6ep1 tục thi công do vướng công tác giải phóng mặt bằng.

Kết nối hạ tầng

Từ năm 2012 đến nay, UBND tỉnh Quảng Nam đã có chủ trương đầu tư một số dự án cấp thiết theo hình thức BT tại khu đô thị Điện Nam – Điện Ngọc  thuộc dự án đường nối tuyến ĐT.603A với tuyến ĐT.607, lý trình Km2+487,7-Km4+378,85 đang triển khai thi công, khối lượng thực hiện đạt 72%. Trong đó, khối lượng còn lại chưa thực hiện được do có vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và đang xây dựng phương án giá đất trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh phê duyệt mức thu tiền sử dụng đất và giao cho Nhà đầu tư 03 khu đất, với tống diện tích đất giao là 47,45ha, số tiền sử dụng đất phải nộp (sau khi trừ chi phí đầu tư hạ tầng, chi phí GPMB và TĐC) là 50,491 tỷ đồng; 03 khu còn lại đang triến khai GPMB và san lấp mặt bằng, địa phương chưa đề xuất phương án giá đất giao cho nhà đầu tư.

Với dự án đường trục chính Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (ĐT.603 nối dài), lý trình Km2+280-Km2+926 được UBND tỉnh phê duyệt đề xuất tại Quyết định số 168/QD-UBND ngày 15/01/2016; phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1926/QĐ-UBND ngày 03/3/2016; ký kết họp đồng dự án BT vào ngày 16/01/2017; thời gian thực hiện 450 ngày. Dự án có quy mô chiều dài đường giao thông 646m, mặt cắt đường rộng 33m; tổng mức đầu tư dự án là 36.569.292.000 đồng. Quỹ đất dự kiến giao cho nhà đầu tư để thực hiện dự án khác thanh toán vốn đầu tư dự án BT có diện tích khoảng 69,2 ha.

Năm 2014, khi thị trường bất động sản đóng băng, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư vào các dự án BT nhằm kết nối giao thông, kinh tế của tỉnh, tuy nhiên, đến nay nhiều tuyến đường tại các dự án BT công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thiện.

Năm 2014, khi thị trường bất động sản đóng băng, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư vào các dự án BT nhằm kết nối giao thông, kinh tế của tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên, đến nay nhiều tuyến đường tại các dự án BT công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thiện.

Đến thời điểm hiện nay, diện tích đất đã giao cho nhà đầu tư là 47,45 ha (tại 03 khu), trong đó diện tích đất ở khai thác phải nộp tiền sử dụng đất là 26,72 ha (chiếm tỷ lệ 56,31%), diện tích đất thương mại - dịch vụ nộp tiền thuê đất là 0,383 ha (tỷ lệ 0,81%), đất hạ tầng giao thông và công trình công cộng không thu tiền sử dụng đất là 20,34 ha (tỷ lệ 42,88%). Số tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp của 03 khu đất đã giao là 50,491 tỷ đồng, số tiền còn lại Nhà nước còn phải thanh toán cho nhà đầu tư BT bằng giao quỹ đất có diện tích tương ứng với giá trị là 18,9 tỷ đồng.

Xử lý chênh lệch từ dự án BT

Liên quan đến các dự án BT được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, mới đây, vào ngày 15/9/2018, Sở KHĐT tỉnh đã có công văn số 1181/SKHĐT-TĐDA liên quan đến các dự án đầu tư theo hình thức BT trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, để kết nối hạ tầng của tỉnh, từ năm 2012 đến nay tỉnh Quảng Nam đã có chủ trương đầu tư một số dự án cấp thiết theo hình thức BT, đến nay có 04 dự án đang triển khai gồm: Dự án tuyến đường nối tuyến ĐT.603A với tuyến ĐT.607, thị xã Điện Bàn, lý trình Km2+487,7-Km4+378,85; Dự án đường trục chính đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (ĐT.603 nối dài), lý trình Km2+280 - Km2+926; Dự án Nghĩa trang nhân dân Tam Anh Nam, huyện Núi Thành và dự án Cầu Km0+3017 (cầu Đế Võng) trên tuyến đường dẫn phía Bắc cầu Cửa Đại.

Từ đó, trình tự phê duyệt theo đúng quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư theo quy định  của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • Ai “tiếp tay” cho dự án BT? Kỳ cuối: Giải pháp nào hiệu quả?

    14:15, 14/09/2018

  • Ai “tiếp tay” cho dự án BT? Kỳ III: Dự án đất nền mang tên Nam Đà Nẵng và sự buông lỏng quản lý quy hoạch

    17:30, 12/09/2018

  • Ai “tiếp tay” cho dự án BT? (Kỳ 2): Quảng Nam hào phóng

    11:01, 08/09/2018

  • Ai tiếp tay cho dự án BT? kỳ I: Công ty "con cưng", ưng chi được nấy!

    11:05, 06/09/2018

Nhằm tránh thất thoát ngân sách của địa phương, tình Quảng Nam đề xuất đầu tư và báo cáo nghiên cứu nghiên cứu khả thi các dự án được UBND tỉnh phê duyệt, Nhà nước cân đối quỹ đất tại các khu vực đã thỏa thuận và xác định giá trị quỹ đất để giao, thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, việc thanh toán dự án BT bằng quỹ đất thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, bù trừ chênh lệch giữa giá trị dự án BT và giá trị quỹ đất thanh toán. Trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán lớn hơn giá trị dự án BT thì Nhà đầu tư phải nộp phần chênh lệch bằng tiền vào ngân sách Nhà nước. Trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán nhỏ hơn giá trị dự án BT thì Nhà nước thanh toán phần chênh lệch cho Nhà đầu tư bằng tiền hoặc bằng quỹ đất khác theo quy định.

Tại thời điểm thanh toán dự án BT bằng quỹ đất là thời điểm UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất cho Nhà đầu tư, được triển khai đồng thời hoặc sau khi hoàn thành dự án BT theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Về nguồn vốn, UBND tỉnh quy định nhà đầu tư dự án BT tự huy động thực hiện, trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không thấp hơn 15%, còn lại là vốn vay của Nhà đầu tư; lãi vay của dự án BT được tính tối đa không được vượt quá 10%/năm và thời gian tính lãi vay tối đa không vượt quá 03 (ba) năm, được giảm trừ dần khi Nhà nước có quyết định giao đất cho nhà đầu tư để thanh toán vốn đầu tư.

Đối với 02 dự án BT đang triển khai trên địa bàn Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (dự án tuyến đường nối tuyến ĐT.603A với tuyến ĐT.607, thị xã Điện Bàn) và dự án đường trục chính đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (ĐT.603 nối dài), các dự án BT này thực hiện từ cuối năm 2014 đến năm 2016, vào thời điếm này giá đất trên địa bàn tỉnh ổn định ở mức khá thấp, hiện nay giá đất trên thị trường tăng cao, vì vậy diện tích quỹ đất cân đối cho các dự án còn thừa. UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho UBND thị xã Điện Bàn chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan rà soát, xác định lại giá đất hiện hành đối với các khu đất còn lại đã thỏa thuận giao cho các nhà đầu tư thực hiện để tạo vốn thanh toán các dự án BT.

Ông Đặng Phong - Giám đốc Sổ Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Nam khẳng định: “Đối với các dự án BT trên địa bàn tình, trường hợp giá trị quỹ đất để thanh toán lớn hơn giá trị dự án BT, UBND thị xã Điện Bàn báo cáo đề xuất UBND tỉnh hướng sẽ xử lý phần chênh lệch theo hướng giảm diện tích đất giao cho nhà đầu tư”.

Hương Thu