WB: Tăng trưởng GDP 2018 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,8%
Tuy nhiên, WB lo lắng về tác động từ việc tăng trưởng tín dụng hiện ở mức 17%, mức khá cao theo tính toán của tổ chức này.
Trong ấn bản tháng 10 “Chèo lái qua bất ổn” của Báo cáo Cập nhật kinh tế Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB), đã chỉ ra rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam ước tăng 7,1% trong 6 tháng đầu năm 2018 (so với cùng kỳ năm trước).
Có thể bạn quan tâm
World Bank nói về công thức thành công của Việt Nam
04:26, 02/05/2018
World Bank: CPTPP bổ sung động lực thu hút đầu tư của Việt Nam
12:11, 09/03/2018
World Bank: nền kinh tế Việt Nam 2017ổn định vĩ mô những vẫn tiềm ẩn rủi ro
14:49, 11/12/2017
World Bank: Việt Nam có thể hưởng lợi hơn nữa từ các chuỗi giá trị toàn cầu
16:56, 07/09/2017
World Bank dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt 6,3% năm 2017
16:32, 13/07/2017
Tăng trưởng GDP diễn ra đồng loạt, đứng đầu là ngành chế biến với tăng trưởng vững chắc 13% nhờ sức cầu mạnh bên ngoài. Sản lượng ngành nông nghiệp cũng vươn lên đạt mức tăng trưởng 3,9% chủ yếu do kết quả tốt ở lĩnh vực thủy sản định hướng xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng ổn định ở mức 6,9% nhờ lĩnh vực bán lẻ tăng trưởng mạnh trên cơ sở tiêu dùng tư nhân mạnh mẽ và ngành dịch vụ du lịch đạt kỷ lục.
Theo Ngân hàng Thế giới, GDP tăng trưởng cao đi kèm với lạm phát ở mức vừa phải, và vị thế kinh tế đối ngoại được củng cố. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần tăng bình quân 3.5%/năm (thấp hơn chỉ tiêu 4% cho năm nay của Chính phủ), trong khi tỷ lệ lạm phát lõi xoay quanh 1,4% trong 7 tháng đầu năm 2018. Nền kinh tế đạt kết quả vững chắc nhờ cam kết của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng dựa vào khu vực tư nhân.
Các chính sách kinh tế của Chính phủ tiếp tục tập trung cải cách theo định hướng thị trường nhằm giảm dần vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và tiếp tục mở cửa kinh tế để thu hút đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó, nền kinh tế năng động của Việt Nam tiếp tục tạo thêm thành quả về phúc lợi chung và giảm nghèo.
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng, tăng việc làm hưởng lương kết hợp với tăng lương thực tế được cho là động lực giảm nghèo, đóng óp đến một nửa kết quả giảm nghèo kể từ năm 2014. Các bằng chứng cho thấy những cải thiện về tạo việc làm và tăng thu nhập tiếp tục diễn ra.
Trên 900.000 việc làm hưởng lương được tạo ra trong năm 2017, còn mức lương thực tế tăng 4,3% do nhu cầu lao động vẫn đang phát sinh mạnh ở các ngành chế tạo, chế biến, xây dựng và dịch vụ. Trên cơ sở đó, tỷ lệ nghèo được dự báo tiếp tục giảm mạnh. Số liệu ước tính về tình trạng nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế cho quốc gia thu nhập trung bình ở ngưỡng thấp (3.2 USD ngang giá sức mua năm 2011), dự kiến sẽ giảm từ khoảng 8.2% năm 2016 xuống còn 6,4% năm 2018.
Xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt kết quả ấn tượng nhờ nhu cầu bên ngoài mạnh hơn và năng lực sản xuất, chủ yếu do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các lĩnh vực chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 16% từ tháng 1 đến tháng 7/2018. Đồng thời, tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu chững lại còn 11.1% dẫn đến thặng dư cán cân thương mại và tài khoản vãng lai. Nhờ cán cân thanh toán thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục – ước khoảng 64 tỷ USD vào đầu tháng 6/2018.
Trong điều kiện áp lực lạm phát vừa phải, chính sách tiền tệ và tín dụng được cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và ổn định vĩ mô. Tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao, khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2017 do nhu cầu gia tăng về vốn cho các hoạt động kinh tế và tiêu dùng. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng cao có thể dẫn đến những bất cân đối về phân bổ tín dụng và đầu tư rủi ro dãn đến suy giảm chất lượng tài sản.
Quá trình tái cơ cấu ngân sách vẫn được tiến hành nhưng chất lượng và tính bền vững vẫn cần được cải thiện. Sau khi nợ công được ổn định vào năm 2017, ưu tiên vẫn là duy trì kỷ cương ngân sách. Điều chỉnh về chi ngân sách dẫn đến tổng bội chi ngân sách giảm còn khoảng 4.6% GDP năm 2017. Kết quả đó kết hợp với giảm bảo lãnh chính phủ và thu về cổ phần hóa ở mức cao dẫn đến tỷ lệ nợ công trên GDP giảm còn khoảng 58.9% trong năm 2017 so với 60% theo cách tính trong GFS của IMF.
Triển vọng trong trung hạn của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Tăng trưởng GDP dự báo sẽ đạt khoảng 6.8% trong năm 2018, so với 6.5% tỏng dự báo hồi tháng 4/2018, trước khi chững lại mở mức 6.6% năm 2019 và 6.5% trong năm 2020 do sức cầu trên toàn cầu dự kiến chững lại theo chu kỳ.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam có khởi sắc hơn, nhưng dự kiến lạm phát vẫn xoay quanh chỉ tiêu 4% của Chính phủ, với điều kiện chính sách tiền tệ được thắt chặt phần nào nhằm đối phó với áp lực giá phát sinh do áp lực về giá đầu vào trong nước và tăng giá thương phẩm trên toàn cầu.
Về kinh tế đối ngoại, cân đối tài khoản vãng lai ước tính sẽ tiếp tục thặng dư tron ngắn hạn, nhưng mức độ thặng dư sẽ giảm dần từ năm 2019 do thâm hụt tăng lên ở tài khoản thu nhập và dịch vụ. Tình hình ngân sách được củng cố, dự kiến sẽ kiềm chế được nợ công trong kỳ dự báo.