Tin NÓNG trong tuần từ 8-13 tháng 10
Nhận diện "Việt Nam biển"; Còn "cửa" nào cho ứng dụng gọi xe Việt?; "Trợ lực" cho thị trường bán lẻ nội địa!... là những tin NÓNG trong tuần từ 8-13/10.
1. Nhận diện "Việt Nam biển"
Việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí quan trọng của nó đối với chiến lược phát triển đất nước chính là một cách nhìn mới và đầy đủ về “chân dung kinh tế” đất nước.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam khẳng định với DĐDN.
Tuy nhiên, theo ông Hồi, do cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, nên Chiến lược biển Việt Nam vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.
=>> Xem chi tiết tại đây.
2. Chủ tịch UBND TP HCM nói gì về xây nhà hát giao hưởng hơn 1.500 tỷ đồng?
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM, TP.HCM là trung tâm kinh tế, lâu nay thành phố cũng đã đầu tư rất nhiều tiền vào hạ tầng giao thông cầu, đường, trường học, bệnh viện... nhưng về lĩnh vực văn hóa thì gần như không đáng kể. Việc đầu tư như vậy chưa tương xứng giữa kinh tế và văn hóa.
Chính vì vậy, theo ông Phong "không phải vì đầu tư nhà hát mà thành phố phải dừng lại các công việc cấp bách nói trên. Trước giờ thành phố vẫn đang nỗ lực để đầu tư, cải thiện các vấn đề mà một đô thị lớn như TP.HCM đang phải đối diện như kẹt xe, ngập nước, quá tải bệnh viện...".
=>> Xem chi tiết tại đây.
3. Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Một vài đoạn kém so với tiêu chuẩn đường cao tốc?
Đây là một trong nhiều vấn đề liên quan chất lượng dự án công trình quan trọng này được Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường Đà Nẵng đưa ra sau một ngày thị sát toàn tuyến cao tốc.
=>> Xem chi tiết tại đây.
4. Việt Nam đang bỏ lỡ thị trường 650 triệu dân của ASEAN
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam đang bỏ quên chính thị trường 650 triệu dân của khu vực ASEAN, cần chú trọng khai thác thị trường này và mở rộng ra ASEAN+3.
Phóng viên báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường bên lề Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 40 đang được tổ chức tại Hà Nội.
=>> Xem chi tiết tại đây.
5. Còn "cửa" nào cho ứng dụng gọi xe Việt?
Aber hôm qua tuyên bố tái xuất thị trường với mức chiết khấu hấp dẫn, chỉ bằng một nửa các hãng khác. FastGo liên minh với hơn 35 hãng taxi để cùng chung một ứng dụng gọi xe JustGo nhằm giảm chi phí, hạ giá cước. Tất cả để chống chọi lại Grab, tìm đường sống sót.
Với tốc độ "đốt tiền" như thế, dễ thấy không một doanh nghiệp Việt nào có đủ lực đọ được với Grab.
=>> Xem chi tiết tại đây.
6. "Trợ lực" cho thị trường bán lẻ nội địa!
Sự kiện Tập đoàn Vingroup hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ chuỗi Fivimart gồm 23 siêu thị từ Công ty cổ phần Nhất Nam, ngoài việc cho thấy tiềm lực riêng của cá nhân Tập đoàn, thì đó còn là sự tự tin nhất định, một tâm thế mới để “chiến đấu” sòng phẳng với với các doanh nghiệp, Tập đoàn nước ngoài đang cố gắng “tấn công” thị trường bán lẻ nội địa.
Sâu xa hơn, chính Vingroup đang minh chứng cho cái gọi là “lòng tự tôn dân tộc” của người Việt Nam.
=>> Xem chi tiết tại đây.
7. Doanh nghiệp xuất khẩu gạo: Tự làm hại nhau bằng phá giá thị trường!
"Nhiều doanh nghiệp gạo Việt tự làm hại nhau bằng cách phá giá thị trường nhằm lôi kéo khách hàng và gia tăng số lượng xuất khẩu".- Đây là chia sẻ của ông Lê Quang Nhuận, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Louis Rice với DĐDN khi nói về thương hiệu gạo Việt.
=>> Xem chi tiết tại đây.
8. Vì sao AEC với doanh nghiệp Việt vẫn xa vời?
Dù đã gia nhập AEC 3 năm, nhưng hiểu biết của các doanh nghiệp về cộng đồng này còn khá hạn chế và những cởi bỏ về hàng rào thuế quan vẫn chưa được tận dụng. Vì sao?
=>> Xem chi tiết tại đây.
9. Vì sao kinh doanh xăng dầu chưa bao giờ thua lỗ?
Tại sao hoạt động kinh doanh xăng dầu lúc nào cũng có lợi nhuận mà không thua lỗ? Để hiểu hơn về vấn đề này, DĐDN đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long xung quanh câu chuyện này.
=>> Xem chi tiết tại đây.
10. Parkson thua vì sai chiến thuật?
Parkson đang có động thái sắp đóng cửa thêm một trung tâm thương mại tại khu phức hợp Cantavil An Phú, Quận 2, TP HCM.
Nếu đóng cửa Parkson Cantavil thì Parkson chỉ còn lại đúng 3 trung tâm thương mại tại TP.HCM gồm Parkson Hùng Vương (Quận 5), Parkson Saigon Tourist Plaza (Quận 1) và Parkson CT Plaza (Quận Tân Bình). Trước đó, Parkson đã phải lần lượt dừng hoạt động các trung tâm mua sắm tại Paragon (Quận 7) và Flemington (Quận 11).
=>> Xem chi tiết tại đây.
11. Nhà đầu tư Nhật Bản “mê” tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL
Sẽ có làn sóng đầu tư kế tiếp từ nhà đầu tư Nhật Bản “đổ bộ” vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Đó là nhận định của ông Nguyễn Phương Lam - Phó Giám đốc phụ trách VCCI Cần Thơ tại buổi họp báo công bố Chương trình Giao lưu Văn hóa – Thương mại Việt Nam – Nhật Bản lần 4 tại TP Cần Thơ. Lễ kỷ niệm 45 năm Thiết lập Quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản sẽ diễn ra từ ngày 2-4/11, tại TP. Cần Thơ và một số tỉnh ĐBSCL.
=>> Xem chi tiết tại đây.
12. Văn hóa doanh nghiệp thời 4.0: Sáng tạo và bao dung
Theo TS.Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, trong thời kỳ CMCN 4.0 văn hóa doanh nghiệp song hành với tinh thần doanh nghiệp và sáng tạo công nghệ sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Đề cập đến vai trò của văn hóa doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI so sánh: Nếu coi doanh nghiệp như ngôi nhà, thì tinh thần doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, và công nghệ 4.0 là những trụ cột. Nếu coi doanh nghiệp như một cỗ xe thì động cơ là tinh thần doanh nghiệp, tay lái là văn hóa doanh nghiệp và bánh xe là công nghệ 4.0.
=>> Xem chi tiết tại đây.
13. Nhiều "bất cập" trong Dự thảo Nghị định về kinh doanh khí
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí vừa được ban hành lấy ý kiến rộng rãi trong công luận.
Tuy nhiên, ngay khi vừa ban hành, dự thảo này đã bộc lộ rất nhiều bất cập.
=>> Xem chi tiết tại đây.
14. Doanh nghiệp “sống dở, chết dở” vì cụm công nghiệp không “đến đầu, đến đuôi”
Từng được kỳ vọng là động lực thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp của thành phố, thế nhưng cụm công nghiệp Bắc Quý (phường Thạch Quý, Hà Tĩnh) được đầu tư dở dang, hạ tầng yếu kém.
Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào đây chỉ hoạt động được ít tháng rồi lâm cảnh “sống dở chết dở”, một số doanh nghiệp đóng cửa, đứng trước bờ vực phá sản.
=>> Xem chi tiết tại đây.
15. Nghệ An: Dự án xây trường hàng trăm tỷ dở dang đến bao giờ?
Nhiều hạng mục xây dựng gần hoàn thiện rồi “đắp chiếu”, không được hoàn thiện, bàn giao đưa vào sử dụng, gây lãng phí từ nhiều năm nay.
Đây là thực trạng đang diễn ra ở dự án xây dựng công trình Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An cơ sở 2 tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu.
=>> Xem chi tiết tại đây.
16. Dow Jones “tắm máu”, chứng khoán Việt Nam có bị ảnh hưởng?
10/10 là một ngày rung lắc dữ dội của chứng khoán Mỹ với sự lao dốc thẳng đứng của Dow Jones, bốc hơi của nhóm chỉ số công nghệ S&P và tổng hợp Nasdaq. Theo ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kimeng, diễn biến này có thể nhìn thấy và được thị trường phản ứng ngay từ tuần trước.
=>> Xem chi tiết tại đây.
17. Landmark Holding chào sàn có gì hấp dẫn?
Ngày 12/10, 23,3 triệu cổ phiếu của CTCP Landmark Holding sẽ chính thức giao dịch trên HoSE với mã chứng khoán: LMH.
Giá tham chiếu của LMH trong phiên giao dịch đầu tiên là 11.200 đồng/cổ phiếu và biên độ giá dao động trong ngày giao dịch đầu tiên là +/- 20%. Theo đó, tổng lượng cổ phiếu niêm yết là 23,3 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá 233 tỷ đồng.
=>> Xem chi tiết tại đây.
18. Chứng khoán toàn cầu “đỏ lửa”, giá vàng sẽ tiếp tục “thăng hoa”?
Chứng khoán toàn cầu chìm trong “biển lửa” khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường này, chuyển mạnh vốn sang thị trường vàng.
=>> Xem chi tiết tại đây.
19. Trung Quốc "tứ bề thọ địch" trước liên minh Mỹ- Nhật
Mối bang giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trải qua rất nhiều “sóng gió”. Sau gần 125 năm kể từ cuộc chiến tranh giữa triều đình Mãn Thanh và Nhật Bản, dư âm vẫn còn nặng nề.
Sau chiến tranh, hai bên lại rơi vào tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku; giới chức Bắc Kinh tỏ ra giận dữ khi Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thăm đền thờ Yasukuni - nơi tưởng niệm 2,5 triệu binh lính tử nạn trong chiến tranh, mà Trung Quốc cho là “hành động thiếu hối cải về quá khứ quân phiệt”.
=>> Xem chi tiết tại đây.
20. Chuyển giao “hàng nóng” đến Syria, Nga toan tính điều gì?
Việc Nga chuyển giao tổ hợp tên lửa S-300 cho Syria có thể tạo ra bước ngoặt chiến sự ở Trung Đông. Nhưng theo một số nguồn tin từ RT và Sputnik, loại tên lửa mà Nga "tuồn" cho Syria còn hiện đại hơn, đó là S400!
Tổ hợp tên lửa này đáng sợ thế nào? Đây là hệ thống phòng thủ có tầm bắn xa nhất thế giới trước khi S500 ra đời. Phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40 - 120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6.
=>> Xem chi tiết tại đây.
21. Thanh tra Chính phủ công bố hàng loạt dự án sai phạm gây thất thoát gần 4.000 tỷ đồng
Thanh tra Chính phủ vừa công bố hàng loạt sai phạm các dự án từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước sang mục đích khác.
=>> Xem chi tiết tại đây.
22. Nghịch lý khu đô thị vắng bóng người tại Nha Trang
Dạo quanh các khu đô thị trên địa bàn TP Nha Trang (Khánh Hòa), không khó để bắt gặp cảnh tượng lác đác một số căn nhà đã và đang được xây dựng, nhiều lô đất tiền tỷ tại các khu đô thị mới này đều bỏ hoang cho cỏ mọc thậm chí là nơi tập kết rác thải.
Có mặt tại Dự án Khu dân cư Nam Vĩnh Hải (TP Nha Trang) được triển khai hơn 10 năm nay nhưng theo quan sát của phóng viên thì nơi đây chỉ có một vài căn nhà đã và đang được xây dựng, xen vào đó là cảnh ngổn ngang của những đống rác, xà bần.
Tương tự, Khu đô thị Hoàng Long nằm ở phía tây TP Nha Trang, rộng gần 30ha nhưng chỉ được vài căn nhà mới xây. Tại đường D1A có một căn nhà duy nhất nằm trơ trọi giữa hàng chục lô đất đã phân ranh giới, cắm mốc. Tại đường số 6, đường 24 cũng có vài căn nhà mới xây nhưng chưa có người đến ở.
=>> Xem chi tiết tại đây.
23. Dự án Tokyo Tower bị siết nợ: Hành trình đòi bảo lãnh của nhà đầu tư thứ cấp
“Tôi là nhà đầu tư thứ cấp, cả "chì và chài" ngân hàng đều nắm giữ. Đáng lẽ họ phải đứng ra bảo lãnh tiến độ dự án và trả lại tiền cho tôi theo nghĩa vụ bảo lãnh".
"Nhưng giờ họ lại siết nợ tôi bằng chính tài sản tôi đang thế chấp ở ngân hàng. Đau nhất, họ còn loan tin tôi đang nợ trên 100 tỷ đồng và việc thu giữ tài sản đảm bảo là do công ty tôi đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký” - Đây là lời than của lãnh đạo một sàn phân phối bất động sản khi chính đơn vị này đang đi đòi quyền lợi bảo lãnh căn hộ và bị ngân hàng quay lưng.
=>> Xem chi tiết tại đây.
24. Thị trường thịt lợn: Doanh nghiệp không nên "tham bát bỏ mâm"
Giá thịt lợn trong nước đang cao hơn thế giới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thịt lợn ngoại tràn vào chiếm lĩnh thị trường. Yếu tố quan trọng thời điểm này là kìm giữ giá.
=>> Xem chi tiết tại đây.
25. Cần bỏ rào cản để gạo Việt đi xa hơn
Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018 dự kiến đạt 6,1 - 6,4 triệu tấn, và kim ngạch vượt ngưỡng 3 tỷ USD lên khoảng 3,3 tỷ USD.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, những năm gần đây, ngành gạo Việt Nam có bước phát triển và đạt được kết quả tích cực. Hàng năm, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới.
Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu trên 4,89 triệu tấn gạo với giá trị khoảng 2,46 tỷ USD, lần lượt tăng 6,7% về lượng và tăng 21,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
=>> Xem chi tiết tại đây.
26. Đầu tư dự án năng lượng sạch: Cuộc chơi đắt đỏ
Hồ hởi tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, tuy nhiên, cuộc chơi tốn kém này cần có sự đồng hành của các “trợ thủ” đắc lực.
Với nhu cầu điện ở Việt Nam tăng 12% mỗi năm, chính phủ đã đặt mục tiêu tạo ra 265 tỷ kWh điện vào năm 2020 và 570 tỷ kWh điện vào năm 2030. Điều này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng lên trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
=>> Xem chi tiết tại đây.
27. Bức tranh đầu tư của Pháp tại Việt Nam
Khoảng 300 doanh nghiệp Pháp đã chọn Việt Nam là điểm đầu tư và chắc chắn nhiều doanh nghiệp khác của Pháp sẽ tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư.
=>> Xem chi tiết tại đây.