Phải tính lại cách phân bổ ngân sách
Theo ĐB Quốc hội Hoàng Văn Cường, thời gian tới phải tính lại cách phân bổ ngân sách, phân bổ theo chỉ tiêu đầu ra chứ không phân bổ theo nhu cầu như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Đề nghị Chính phủ rà soát các khoản nợ ngân sách Nhà nước
17:14, 22/10/2018
Bộ Tài chính muốn dùng ngân sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
04:28, 18/10/2018
Tăng lương chưa có lộ trình tạo áp lực lớn cho ngân sách
11:00, 16/10/2018
Vì sao thu ngân sách Nhà nước chưa bền vững?
16:13, 15/10/2018
Giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020
21:00, 12/10/2018
Bổ sung thuế tuyệt đối với thuốc lá có thể tăng thu ngân sách 3.949 tỷ đồng
11:05, 25/09/2018
Thảo luận ở tổ chiều 23/10 về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 -2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, ĐB Quốc hội Hoàng Văn Cường cho biết, xu thế trên thế giới hiện nay về phân bổ chi ngân sách không làm như Việt Nam.
Đó là chi ngân sách dựa vào nhu cầu, từng địa phương, bộ ngành tính toán quy mô của mình như số cán bộ bao nhiêu, hoạt động như thế nào… rồi nhân với đơn giá để ra tổng tiền ngân sách. Cách làm này được gọi là phân bổ ngân sách theo khoản mục.
“Việc này chỉ đảm bảo thực hiện chi đúng ngân sách vào những mục tiêu cần, nhưng sản phẩm tạo ra là gì thì chưa có”, ông Cường cho biết.
Trong luật ngân sách có chỉ ra phải thay đổi cách phân bổ chi, đó là chi theo kết quả đầu ra. Nhưng trên thực tế, phân bổ không căn cứ vào điều đó, có chăng mới chỉ có 2 chương trình mục tiêu quốc gia là xóa đói giảm nghèo và chương trình nông thôn mới là chương có căn cứ vào kết quả đầu ra để phân bổ. Còn lại phần lớn là không căn cứ vào kết quả đầu ra.
“Nếu tiếp tục duy trì cách phân bổ này thì chắc chắn sẽ không bao giờ giảm được mức chi thường xuyên xuống để đảm bảo chi đúng, chi đủ và chi thực sự có hiệu quả”, ông Cường khẳng định.
Cho nên, theo ông Cường, thời gian tới phải tính lại cách phân bổ ngân sách, phân bổ theo chỉ tiêu đầu ra chứ không phải phân bổ theo nhu cầu như hiện nay. Tất nhiên, việc phân bổ theo đầu ra không đơn giản, nhưng nếu không hành động ngay từ hôm nay thì chắc chắn kế hoạch ngân sách tài chính của giai đoạn 2021 sẽ không thực hiện được.
Một vấn đề khác mà ông Cường cho rằng cũng không kém phần quan trọng, đó là thay đổi thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh, cắt giảm các điều kiện kinh doanh để khai thác các nguồn lực xã hội. Chính phủ cương quyết trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, chính điều này tạo lập khả năng huy động nguồn lực từ các khu vực kinh tế khác.
Tuy nhiên, những việc thay đổi đó mới chỉ dừng lại ở phía bộ ngành, còn dưới địa phương, cơ sở trực tiếp làm việc với người dân và doanh nghiệp thì vẫn còn nhiều hạn chế.
“Trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa việc quy trách nhiệm của các cơ quan thực thi chính sách cấp cơ sở. Nếu làm động bộ thì môi trường kinh doanh và thể chế sẽ được thực hiện thông suốt và hiệu quả hơn”, ông Cường nêu quan điểm.