Bộ Công Thương nói gì về 12 dự án thua lỗ?

Việt Nguyễn 30/10/2018 15:33

Đánh giá về 12 dự án thua lỗ ngành công thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, tùy từng hình thức của mỗi dự án thì có mức độ khác nhau.

Trả lời chất vấn tại Quốc hội chiều 301/10 về 12 dự án thua lỗ ngành công thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ, trong số 6 nhà máy và các dự án có hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ thì có 2 dự án và nhà máy hiện nay đã bắt đầu khôi phục được hoạt động sản xuất kinh doanh và bắt đầu có lãi. Đó là nhà máy thép Việt – Trung, nhà máy DAP Hải Phòng, đã cắt được lỗ và có lãi trong các hoạt động, đồng thời đạt tiêu chí mà Chính phủ tạm thời thống nhất thông qua để xem xét báo cáo Quốc hội đưa ra khỏi danh mục 12 dự án thua lỗ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ trưởng Bộ Công thương: Đến 2020 sẽ hoàn thành việc xử lý 12 dự án kém hiệu quả

    09:00, 27/10/2018

  • “Sức khỏe” 12 dự án thua lỗ bây giờ ra sao?

    18:34, 17/10/2018

  • Bộ Công Thương báo cáo phương án xử lý 12 dự án thua lỗ

    15:18, 11/07/2018

  • 12 dự án thua lỗ của Bộ Công Thương: Sắp có “kịch bản” cụ thể cho từng dự án

    05:53, 20/07/2017

  • Trình Đề án xử lý 12 dự án chậm tiến độ của ngành Công Thương

    17:21, 18/07/2017

Từng bước khắc phục khó khăn

4 dự án và nhà máy còn lại cũng đã từng bước khắc phục khó khăn, như Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP Lào Cai, công ty đóng tàu Dung Quất bước đầu cũng đã cắt giảm được lỗ, mặc dù vẫn còn lỗ nhưng không còn cao như trước đây.

Tuy nhiên, những phần lỗ này vẫn còn tiếp tục phải xem xét để giải quyết trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh các khoản nợ và tầng lãi suất phải trả còn rất cao thì cần phải quyết liệt trong thời gian những tháng còn lại.

Với 3 dự án bị dừng sản xuất kinh doanh, trong đó có nhà máy sơ sợi Đình Vũ (PVTex) đã vận hành trở lại, dự kiến đến cuối tháng 11 này cả 11 dây chuyền sẽ được vận hành trở lại, với sự tham gia bao tiêu sản phẩm của những đối tác lớn.

Đây sẽ là điều kiện bước đầu để thực hiện tái cơ cấu và thoái vốn nhà nước tại những nhà máy này khi có điều kiện.

Về dự án nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và dự án nhiên liệu sinh học Bình Phước cũng đang hoàn tất các khâu cơ bản về đầu tư. Với nhà máy sinh học Bình Sơn đã bắt đầu cung cấp sản phẩm trở lại thị trường là xăng etanol và cũng có lãi bù vào được vào miễn phí. Còn dự án sinh học Bình Phước đang chuẩn bị tham gia thị trường.

Riêng dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ, vì vốn Nhà nước dưới 30% còn lại là vốn tư nhân nên không tham gia được vào tái cơ cấu. Nhưng đặc biệt là trong quá trình đầu tư có sai về địa điểm, sai về các phương án kinh doanh nên dự án này kinh doanh không có hiệu quả và sẽ phải xem xét thực hiện những biện pháp cương quyết nhất, tức là tổ chức cho phá sản.

Còn với dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 tương đối phức tạp khi có tranh chấp với tổng thầu EPC (Trung Quốc), các bên liên quan đang quyết liệt đàm phán với đối tác và đẩy nhanh thoái vốn của Tổng công ty Gang thép Thái Nguyên, là chủ sở hữu của dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Mặc dù vấn đề này còn nhiều phức tạp, tuy nhiên tiến độ xử lý vẫn đang tiến triển theo đúng lộ trình.

Sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm

Đánh giá chung về “sức khoẻ” 12 dự án ngành công thương hiện này, ông Trần Tuấn Anh cho biết, còn rất nhiều yếu tố phụ thuộc vào diễn biến của thị trường, nguồn nguyên, thị trường nguyên liệu và sản phẩm... Song mục tiêu là giảm thiểu tối đa thiệt hại cho và bảo toàn vốn cho nhà nước. Vì vậy, sẽ phải tuân theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là 12 phương án cho các dự án này trong 2 năm 2019 và 2020 là quyết liệt tập trung để thực hiện cho được những mục tiêu đó.

Bộ trưởng Công Thương cũng khẳng định, quá trình xử lý các dự án này phải xem xét, xử lý trách nhiệm trước pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan. 12 dự án đã thanh tra, trong đó 6 dự án kiểm toán nhằm đánh giá thiệt hại, 4 dự án đang chuyển cơ quan điều tra và 2 dự án đã khởi tố hình sự.

Vẫn theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, chúng ta sẽ thực hiện toàn diện để tháo gỡ và xử lý những tồn đọng này, trong đó có một khía cạnh rất quan trọng, đó là phải xem xét, xử lý trách nhiệm trước pháp luật của những tổ chức và cá nhân có liên quan.

Tính đến nay, cả 12 dự án đều đã tiến hành thanh tra, gồm thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ Công Thương, tranh tra địa phương. Có 6 dự án được kiểm toán để có cơ sở đánh giá về những thiệt hại cũng như dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đơn cử, có 4 dự án đã chuyển sang cơ quan điều tra và đang tiếp tục xem những dấu hiệu khác có vi phạm thì sẽ tiếp tục tiến hành điều tra tiếp. Còn 2 dự án đã khởi tố hình sự là nhà máy sơ sợi Đình Vũ và nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ.

Việt Nguyễn