2 giải pháp của Bộ Y tế về an toàn thực phẩm
Một, giải pháp về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Hai, vấn đề tổ chức thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Bộ trưởng Bộ Y tế: Dược sĩ “vô tư” cho thuê bằng mở nhà thuốc tràn lan
12:36, 31/10/2018
Bộ trưởng Kim Tiến đưa ra 'kiềng ba chân' giải pháp cho ngành Y tế
11:16, 27/10/2018
“Phát súng lệnh” đặc biệt cho ngành Y
11:01, 26/06/2018
Tại phiên chất vấn sáng 31/10, đại biểu Bùi Thanh Tùng đoàn Hải Phòng đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Sau khi giám sát chuyên đề Quốc hội và Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 43 về an toàn thực phẩm thì tình trạng về an toàn thực phẩm có tiến bộ, tuy nhiên vẫn diễn biến phức tạp như là thức ăn đường phố, vấn đề về bếp ăn tập thể v.v... Giải pháp của Bộ Y tế như thế nào?
Trả lời chất vấn này, bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế là đầu mối của ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm cùng với các bộ ngành khác thì đã đưa những giải pháp, bà Tiến tóm tắt 2 giải pháp chính: Một, giải pháp về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Hai, vấn đề tổ chức thực hiện.
Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì trong thời gian qua hệ thống này khá đồng bộ và hoàn thiện. Ngân hàng thế giới đã đánh giá rằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về an toàn thực phẩm đã tiếp cận phương thức quản trị tiên tiến, có nghĩa là quản lý các rủi ro dựa vào yếu tố nguy cơ, tăng cường hậu kiểm thay vì tiền kiểm, phân cấp cho địa phương.
Trong thời gian vừa qua, điển hình nhất là đã sửa đổi nghị định 38 về thực hiện Luật An toàn thực phẩm bằng Nghị định 15 và đã khắc phục được những hạn chế. Thứ hai, đã ban hành được Nghị định 115 về xử lý vi phạm đối với an toàn thực phẩm.
Đây là vấn đề cũng diễn biến phức tạp và xử lý theo hình thức rất nặng, toàn diện hơn, tổ chức thanh tra, kiểm tra rất lớn, Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị 13 về an toàn thực phẩm và gần đây nhất là Chỉ thị 17 về công tác thanh tra, xử phạt các sai phạm về buôn bán hàng giả, về buôn lậu và hàng kém chất lượng của vấn đề an toàn thực phẩm. Nói chung là hệ thống đã khá hoàn thiện.
Bây giờ vấn đề tổ chức thực hiện như thế nào thì ít thời gian nên Bộ Y tế có một số vấn đề sau:
Thứ nhất, báo cáo đồng chí là sự phối hợp rất chặt chẽ liên ngành giữa các bộ. Bộ Y tế là đầu mối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các tổ chức như là Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội nông dân và các tổ chức khác để tạo nên một sự liên kết, một tổ chức liên ngành.
Thứ hai, phân cấp rất nhiều cho địa phương. Về vấn đề này, chỉ thị của Thủ tướng và giao ban trực tuyến thì phải nói là tình trạng trên nóng, dưới lạnh thì đã được cải thiện rất nhiều, còn bây giờ thì trên nóng và dưới cũng nóng và địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và phải nói kiểm tra trên trung ương hay Bộ Y tế liên ngành và địa phương, báo cáo chưa đầy đủ chỉ riêng thanh tra của địa phương là gần 500 ngàn và ngoài ra nữa thì tăng cường mạnh mẽ kiểm soát về cải cách hành chính, tức là cắt giảm 95% thanh, kiểm tra chuyên ngành và 75% thủ tục hành chính và tăng hậu kiểm. Giảm bớt tiền kiểm thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn phi pháp và trong thời gian tới tăng cường và phạt nhiều hơn nữa.
Kết quả là số thanh tra bị phát hiện ra sai phạm giảm nhiều, số vụ ngộ độc tập thể giảm và đặc biệt là tổng số mẫu kiểm tra với hệ thống tăng cường kiểm nghiệm trong cả nước, phòng thí điểm đạt ISO17025 tăng lên rất nhiều thì tỷ lệ các mẫu vi phạm cũng đã giảm và phải nói rằng các chuỗi nông sản mà Việt Nam trong 2018 sẽ giữ lũy tiến xuất khẩu 40 tỷ đôla về các nông sản.