Kiểm soát thuốc giả, thuốc kém chất lượng cách nào?
Tại phiên chất vấn sáng 31/10, bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế đã đưa ra một số giải pháp về kiểm soát chất lượng thuốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Bộ trưởng Bộ Y tế: Dược sĩ “vô tư” cho thuê bằng mở nhà thuốc tràn lan
12:36, 31/10/2018
2 giải pháp của Bộ Y tế về an toàn thực phẩm
12:08, 31/10/2018
Bộ trưởng Kim Tiến đưa ra 'kiềng ba chân' giải pháp cho ngành Y tế
11:16, 27/10/2018
“Phát súng lệnh” đặc biệt cho ngành Y
11:01, 26/06/2018
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Khánh Phong Lan về vấn đề kiểm soát chất lượng thuốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng để hạn chế thì có những giải pháp gì?, bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, câu hỏi này rất xác đáng và rất sát sườn đối với quản lý lĩnh vực này.
Trong thời gian qua, Luật Dược mới được ban hành, Nghị định 54 và một loạt các thông tư để quản lý về chất lượng, hạn chế thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Thứ nhất, các thông tư ban hành về tiêu chuẩn, kết hợp với Bộ Khoa học và công nghệ về tiêu chuẩn, quy chuẩn các chất lượng cùng với các dược điển của Việt Nam kết hợp với dược điển quốc tế.
Thứ hai, ban hành thông tư quản lý chặt chẽ hơn vấn đề đăng ký thuốc và nhập khẩu thuốc và các văn bản như Nghị định sửa đổi Nghị định 176 về các loại hình xử phạt và các hình thức xử phạt nặng nề hơn, kết hợp với Bộ luật Hình sự xung quanh vấn đề xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, nặng nề hơn trong vấn đề xử phạt hình sự.
Về vấn đề tiền kiểm, xây dựng các tiêu chuẩn nhà máy GMP và kiểm tra định kỳ cũng như kiểm tra đột xuất. Về hậu kiểm, tăng cường hệ thống năng lực của các phòng thí nghiệm, các cơ quan kiểm nghiệm nhưng cũng rất khó khăn trong cơ sở vật chất và trang thiết bị, kiểm tra ngẫu nhiên, lấy mẫu hệ thống nhiều hơn để tăng cường phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Vấn đề công tác thanh kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban 389 quốc gia và Bộ Y tế cũng có Ủy ban 389 phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, với cơ quan điều tra và các lực lượng của địa phương để thanh tra, kiểm tra, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng và đặc biệt là kiểm tra 100% các hàng nhập khẩu từ các công ty nước ngoài đã có vi phạm.
Thứ ba, sắp tới trong Luật Dược sẽ kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, có những hồ sơ nghi ngờ phải đến tận nơi, nước sản xuất sản phẩm đó, cái này cũng rất khó khăn về nhân lực cũng như kinh phí để kiểm tra nhưng chúng tôi cũng đặt ra sắp tới những cơ sở có nghi ngờ trên hồ sơ hoặc không rõ hoặc có những tiền sử thì phải đến tận nước đó để kiểm tra.
"Đề nghị các cơ quan điều tra phối hợp xử lý thật nghiêm, kể cả hành chính và hình sự các cá nhân, tổ chức vi phạm để làm gương để hạn chế bớt vấn đề này. Đây là một vấn nạn không phải Việt Nam mà trên thế giới, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp". - Bà Tiến đề nghị.
Vấn đề chất lượng an toàn bảo hiểm y tế, Quốc hội đã có giám sát chuyên đề và chúng tôi đã báo cáo kỹ Quốc hội, có lẽ không báo cáo nữa và sẽ báo cáo với đại biểu bằng văn bản vì cũng rất dài.
Đối với câu hỏi của đại biểu Xuân Hòa đoàn Lạng Sơn về y tế cơ sở, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng đây là câu hỏi rất hay, đây là vấn đề Bộ này đang tâm huyết. “Chúng tôi nói đây là vấn đề đang rất yếu và phải củng cố, tăng cường. Sắp tới, để thực hiện Nghị quyết Trung ương 20, 21 và Đề án 2348 của Chính phủ, chúng tôi sẽ giải quyết một cách đồng bộ và tiến hành đổi mới toàn diện”. – Bà Tiến nói.
Thứ nhất, về tài chính như đại biểu nói, việc này đã được giải quyết trong nghị định Thủ tướng mới ban hành, đó là Nghị định 126 về hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thay Nghị định 105 đã có những hạn chế, thậm chí còn quy định mức thanh toán cho trạm y tế xã và y tế cơ sở dưới 20% tổng chi cho bảo hiểm y tế của tỉnh đó. Việc này phải nói rất bất cập, mất vai trò gác cổng của y tế cơ sở.
Thứ hai, cũng đổi mới phân bổ cán bộ, đào tạo cán bộ, tổ chức hoạt động và cơ sở hạ tầng bằng làm mẫu 26 trạm và nhân lên. Cũng biết rằng các chương trình mục tiêu, các địa phương đang hỗ trợ cũng tranh thủ nguồn không viện trợ của EU, đặc biệt hy vọng chờ ODA sắp được Chính phủ phê duyệt. Cùng với nỗ lực của toàn ngành phải đổi mối toàn diện và sắp tới ra một bộ mặt y tế cơ sở hoàn toàn khác với mô hình y học gia đình.
“Tiếp cận người dân và chăm sóc không chỉ lúc bị bệnh mà cái chính là chăm sóc sức khỏe về người dân để nâng cao chất lượng phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh, sàng lọc, kiểm tra bệnh cũng như nâng cao thể chất và chất lượng cuộc sống của người dân. Đây là một đề án rất rộng và chúng tôi cũng muốn trao đổi riêng với đại biểu bằng một văn bản” – người đứng đầu Bộ Y tế chia sẻ.