TP.HCM sẽ đón đợt triều cường "đạt đỉnh" vào dịp Noel
Thông tin trên vừa được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết trong bản tin mới nhất.
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng ngập nước ở TP.HCM là mối lo của nhà đầu tư Nhật Bản
05:10, 19/12/2018
Ô nhiễm, ngập nước: Khi khái niệm bị đánh tráo!
11:00, 10/07/2018
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM: Không thể nói ngập nước là… tụ nước
19:16, 28/05/2018
Giải pháp nào xử lý triệt để tình trạng ngập nước tại TP HCM?
17:00, 17/05/2018
Đà Nẵng: Hầm chui trăm tỷ phục vụ APEC tái diễn ngập nước
13:15, 30/04/2018
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong: Cần có lộ trình xử lý ùn tắc giao thông, ngập nước
14:41, 16/08/2017
Hàng trăm ô tô bị ngập nước trong cơn mưa sáng nay tại Hà Nội
09:34, 26/05/2016
Theo đó, hiện mực nước sông Cửu Long, sông Sài Gòn đang lên theo triều cường.
Ngày 20/12, mực nước cao nhất đo được tại trạm Phú An là 1,36 m, trạm Nhà Bè là 1,3 m. Dự báo mực triều cường tiếp tục lên và có khả năng đạt mức cao nhất vào các ngày 23-25/12.
Dự báo, ngày 24/12 tại trạm Phú An, mực triều cường sẽ đạt 1,51 m, trạm Nhà Bè đạt 1,50 m, vượt mức báo động 3. Mực triều cường này sẽ duy trì trong 1-2 ngày sau đó và hạ dần.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, với đợt triều cường này, có thể nhiều điểm trũng thấp tại TP.HCM có nguy cơ xảy ra ngập úng.
Trước đó, ngày 25 và 26-11, cơn bão số 9 Usagi cùng lúc đi qua một dải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ảnh hưởng dọc các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bến Tre, đồng thời trút lượng mưa kỷ lục xuống TP.HCM, biến khu vực nội đô thành vùng trũng chứa nước. Người dân Sài Gòn đã trải qua 1 đêm không ngủ, oằn mình vì ngập, lụt.
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết cường độ như trận mưa chưa từng được ghi nhận, khiến nó trở thành kỷ lục. Ở một đô thị lớn, tưởng như chẳng bao giờ biết đến hậu quả của sóng, lũ như TP.HCM, thì gió bão khiến cây đổ, đường phố biến thành sông, là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những bất cập trong đầu tư phát triển hạ tầng.
Lý giải về nguyên nhân ngập diện rộng chưa từng thấy ở TP.HCM, ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý thoát nước, cho biết lượng mưa quá lớn, có nơi đến hơn 400 mm. Trong khi hệ thống cống chỉ thoát được 86 mm/3 giờ, kênh rạch thoát được 96 mm/3 giờ. Vì vậy lượng mưa gấp nhiều lần với khả năng thoát nước.
Không những vậy, mưa lớn còn kết hợp với triều cường. Mức triều cường đạt đến 1,5 m nên ngoài khả năng thoát nước đã được thiết kế từ trước (là 1,32 m).