Cán bộ chủ chốt xin nghỉ việc, tiến độ tuyến metro số 1 sẽ ra sao?

Công Thương 26/12/2018 01:28

Thông tin một số cán bộ chủ chốt của Ban quản lý đường sắt đô thị (TP.HCM) xin nghỉ việc, khiến dư luận lo ngại về tiến độ của dự án quốc gia tuyến metro số 1.

Đến thời điểm hiện tại, dự án tuyến metro số 1 vẫn còn ngỗn ngang

Đến thời điểm hiện tại, dự án tuyến metro số 1 vẫn còn ngỗn ngang

Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM được xem là “siêu ban” khi đây là đơn vị quản lý, cũng là chủ đầu tư 8 tuyến đường sắt đô thị của TP.HCM với vốn đầu tư hàng hàng tỷ đồng. Tuy nhiên thời gian gần đây dư luận lo ngại về tiến độ thực hiện các dự án quan trọng của TP bởi sự xáo trộn về nhân sự của ban quản lý này.

Hơn 40 người nghỉ việc

Được thành lập theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 13.9.2007 của UBND TP với chức năng, nhiệm vụ là chủ đầu tư các dự án metro. Ban quản lý đường sắt đô thị TP có 4 phòng và 4 ban với tổng số viên chức, người lao động là 229 người. Tuy nhiên hiện nay số cán bộ, nhân viên của ban còn lại 170 người, do nhiều người xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Tuyến Metro số 1 bị đổi thiết kế sai quy định

    TP.HCM: Tuyến Metro số 1 bị đổi thiết kế sai quy định

    15:07, 25/12/2018

  • “Khoản nợ” nhà thầu tuyến metro số 1 TPHCM có nguy hại?

    “Khoản nợ” nhà thầu tuyến metro số 1 TPHCM có nguy hại?

    06:10, 04/12/2018

  • TP HCM: Nguy cơ ngừng dự án tuyến metro số 1 do chậm giải ngân vốn!

    TP HCM: Nguy cơ ngừng dự án tuyến metro số 1 do chậm giải ngân vốn!

    15:50, 22/11/2018

Gần đây nhất, thông tin được biết, ông Lê Nguyễn Minh Quang (Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM) đã 2 lần nộp đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, đơn của ông này chưa được thành phố chấp nhận nên ông vẫn làm việc cho đến nay. Cùng với đó, ông Hoàng Như Cương (Bí thư đảng ủy, Phó Ban) cũng đã nộp đơn lên thành phố xin nghỉ việc. Đến ngày 16/11/2018 ông Cương nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc sau 45 ngày. Hiện, Phó Ban Quản lý đường sắt đô thị đã đi nước ngoài với lý do có việc gia đình khi chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong báo cáo gửi UBND TP HCM mới đây, đơn vị này trình bày những khó khăn về công tác nhận sự. Cụ thể, Trong thời gian từ tháng 7/2016 đến 11/2018, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM cổ tổng cộng 45/173 nhân sự nghỉ việc. Trong số đó 5 nhân sự là lãnh đạo các phòng ban, ngoài 3 người nghỉ do tinh giản biên chế thì 37 nhân sự còn lại đều là chuyên viên của đơn vị này.

Hồi năm 2017, ông Dương Hữu Hòa - Chủ tịch công đoàn Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM, giám đốc Ban Quản lý dự án 1 - cũng đã nộp đơn xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe kém, cần đi chữa bệnh. Tuy nhiên, đơn này chưa được UBND TP HCM chấp nhận nên ông này tiếp tục làm việc đến nay.

Ông Phan Nhật Linh (Trưởng phòng kế hoạch - hợp đồng) cũng nộp đơn xin nghỉ việc ngày 25/10. Ông Linh sau đó tiếp tục nộp đơn xin đơn phương chấm dứt hợp đồng kể từ 31/12. Tính đến thời điểm hiện nay số nhân sự của ban này xin nghỉ việc về nhiều lý do khác nhau đã hơn 40 người.

Dự án metro số 1 đầy “tai tiếng”

Dự án tuyến metro số 1(Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được khởi công từ tháng 3/2007, do Ban quản lý đường sắt đô thị TP làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2018, dự án có tổng chiều dài gẩn 20 km, với điểm khởi hành từ ga Bến thành đến ga Ba Son tại khu đô thị Vinhomes Golden River. Sau đó chạy dọc theo rạch Văn Thánh rồi đi ngang qua sông Sài Gòn rồi chạy dọc theo xa lộ Hà Nội và kết thúc tại ga Bến xe Miền Đông mới. Dự kiến tuyến số 1 sẽ được kéo dài từ ga Bến xe Miền Đông mới tới thị xã Dĩ An và thành phố Biên Hòa. 

Một công trình nhà ga trên tuyến metro số 1 còn dang dở

Một công trình nhà ga trên tuyến metro số 1 còn dang dở

Dự án metro số 1 được triển khai bằng nguồn vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), chiếm 88,4% tổng mức đầu tư với hơn 209,1 triệu yên, tương đương 41.833,6 tỉ đồng.

Đến nay, đại diện Chính phủ Việt Nam là Bộ Tài chính đã ký kết với nhà tài trợ 3 hiệp định vay với tổng số vốn đã ký kết là 155.364 triệu yên, tương đương 31.208 tỉ đồng.Vốn từ ngân sách thành phố chiếm 11,6% tổng mức đầu tư, khoảng 27.458 triệu yên, tương đương 5.491,6 tỉ đồng.

Về tiến độ thực hiện dự án, đến thời điểm này dự án chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ hoàn thành đúng tiến độ, ngược lại nhiều thông tin cho biết dự án phải kéo dài do nhiều vướng mắc chưa thể hoàn thành theo kế hoạch.

Cụ thể, mới đây, Đại sứ Umeda Kunio của Nhật đã gửi thư tới các đối tác Việt Nam, với lời cảnh báo có thể buộc phải ngừng thi công dự án này bởi sau 6 năm thi công, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên mới hoàn thành 56% khối lượng.

Cũng liên quan đến dự án tuyến metro số 1 này, Thanh tra thành phố vừa có kết luận chỉ ra những sai sót về tiến trình thực hiện dự án. Cụ thể, Thanh tra TP HCM kết luận về việc thực hiện gói thầu CP1a (đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến Nhà hát thành phố) thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Trong đó, Ban Quản lý đường sắt đô thị bị cho biết có "sai sót và vi phạm rất nghiêm trọng" khi thực hiện gói thầu, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật khi chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, tường vây (có chức năng giữ ổn định hoặc chống thấm) đường hầm tuyến metro số 1 bị điều chỉnh độ dày từ 2 m xuống còn 1,5 m.

Từ kết luận Thanh tra, UBND TP HCM đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải phối hợp với chủ đầu tư là (Ban Quản lý đường sắt đô thị) thuê tư vấn độc lập tính toán lại. Theo đó, để đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, giải pháp được đưa ra là phải tăng cường khung chống tường vây.

Công Thương