Bản tin tổng hợp tuần từ 31/12/2018 - 5/1/2019
Chính phủ đổi ngày ban hành Nghị quyết về môi trường kinh doanh; Sửa đổi 4 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch; Cơ hội vàng cho dệt may Việt Nam… là những tin nổi bật trong tuần qua.
1. Chính phủ thay tên, đổi ngày ban hành Nghị quyết về môi trường kinh doanh
Mới đây, Chính phủ đã đổi tên Nghị quyết 19 thành Nghị quyết 02 và thay đổi thời gian ban hành, áp dụng ngay từ đầu năm 2019. Nghị quyết 02 tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
Mục tiêu của Nghị quyết là nâng cao thứ hạng trong các xếp hạng quốc tế của WB (Ngân hàng thế giới), WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới), WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới), UN (Liên Hợp Quốc) về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh... nhằm thích ứng với nền sản xuất mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nước ta thuộc nhóm ASEAN 4.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
2. Sửa đổi 4 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch
Văn phòng Chủ tịch nước vừa tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liên quan đến Quy hoạch nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
3. Bộ Công thương xin bổ sung 17 dự án điện mặt trời vào quy hoạch
Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt lại ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng liên quan đến kiến nghị của Bộ Công thương xin bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch, theo đó yêu cầu xem xét việc thẩm định, phê duyệt bổ sung các dự án được nêu theo đúng quy định.
Theo Bộ Công thương, các dự án xin bổ sung nằm ở khu vực miền Trung, miền Nam có tiềm năng bức xạ mặt trời tốt, có điều kiện thuận lợi để triển khai. Một số dự án bổ sung như: Dự án điện mặt trời như dự án Phước Trung (Ninh Thuận) có quy mô công suất 50 MWp; Dự án điện mặt trời Đức Huệ 2 (Long An); Dự án điện mặt trời An Cư (An Giang) với công suất 50 MWp; Dự án điện mặt trời Phong Hòa (Thừa Thiên Huế) công suất 50 MWp; Dự án điện mặt trời Ia Rsươm - Bitexco - Tô Na (Gia Lai) công suất 14,8 MWp….
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
4. Nỗi lo nền kinh tế phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI
Năm 2018, mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp nội đã cao hơn các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp FDI. Đó là một trong những nội dung chính được chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành đưa ra mới đây, liên quan đến nhận định về “bức tranh” tăng trưởng kinh tế năm 2018.
Theo phân tích của TS Võ Trí Trành, ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), điển hình là Samsung và Formosa, vẫn chiếm vai trò quan trọng và chi phối hoạt động xuất khẩu.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
5. FDI và những mắt xích công nghệ
Hiện nay, các dự án FDI vẫn chủ yếu là lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hóa thấp, và giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam chưa cao. Nguyên nhân do FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp Việt Nam để cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý chưa được như kỳ vọng...
Điều này cũng là dễ hiểu khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã nhận định rằng, Việt Nam có hiệu quả chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI rất thấp và đang có xu hướng tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc…, thậm chí xếp sau cả Lào, Campuchia.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
6. Vệ tinh made by Vietnam sắp phóng lên vũ trụ
Theo thông tin do Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, vào ngày 17/1/2019 vệ tinh MicroDragon (50 kg) của Việt Nam cùng với 6 vệ tinh khác của Nhật Bản sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Epsilon số 4 tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản. Thời gian phóng dự kiến là 9 giờ 50 phút 20 giây đến 7 giờ 59 phút 37 giây (theo giờ Việt Nam).
Trước đó, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết cuối năm 2018, vệ tinh Microdragon sẽ được phóng lên vũ trụ. Theo dự kiến, MicroDragon sẽ được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa tại bãi phóng thuộc nhóm đảo Kyushu và Okinawa ở phía nam Nhật Bản. Như vậy, việc phóng vệ tinh Made in Vietnam đã chậm hơn so với kế hoạch ban đầu. Được biết, kinh phí để tạo ra vệ tinh MicroDragon là trên 5 triệu USD.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
7. Nông nghiệp khó thành công nếu không có doanh nghiệp đầu tư
Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngành nông nghiệp đã có một năm thắng lợi với nhiều kết quả đạt được. “Sự thành công này có được là do chúng ta có nhiều doanh nghiệp, HTX được củng cố và đầu tư. Đặc biệt có nhiều doanh nghiệp uy tín. Tuy còn ít nhưng là tiến triển tốt và có thể coi là sự thành công với 50.000 dn bằng 8% tổng doanh nghiệp đầu tư cả nước”. - Người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
8. Nông nghiệp "vượt rào" hiện thực mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD
Năm 2018 được đánh giá là năm đạt nhiều thành quả tích cực của ngành nông nghiệp với 5/5 chỉ tiêu hoàn thành và vượt với mức cao trong Kế hoạch nhiệm vụ đề ra. Trong đó có một số chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc như tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,76%, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,86%, kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 40,02 tỷ USD. Đồng thời, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 41,65%, tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 42,4%.
Nhận định về sự thành công của ngành nông nghiệp năm 2018, Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, sự thành công của ngành nông nghiệp năm 2018 là do chúng ta đã xác định xuất khẩu nông sản là một trong những mũi nhọn kinh tế.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
9. CPTPP sẽ tạo ra một thế hệ doanh nghiệp... bình đẳng đối diện với thế giới
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên châu Á-Thái Bình Dương (CPTPP) là "sân chơi" của 11 quốc gia, có hiệu lực thực thi sớm nhất vào năm 2019. Việc các nước tham gia hiệp định đồng ý xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật nước sở tại là một trong những thuận lợi đầu tiên.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
10. Kinh tế Việt Nam: Vượt rào để... tăng trưởng
Mới đây, trong cuộc làm việc với Tổ tư vấn về kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc tới “bẫy thu nhập trung bình” và mong muốn có giải pháp để Việt Nam thoát khỏi bẫy này.
Cho đến nay, rõ ràng tăng trưởng của Việt Nam đang cố gắng đạt chất lượng cao hơn, các yếu tố quyết định tăng trưởng cũng được cải thiện. Nhưng một yếu tố quan trọng là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động vẫn ở mức thấp.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
11. Thương hiệu quốc gia và phương thức vượt qua “biên giới”
Cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt đã đến lúc phải chuyển thành hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam và thế giới, dựa trên giá trị cơ bản của thương hiệu Việt Nam.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
12. “Sốt ruột” chờ kết luận thanh tra bán đảo Sơn Trà
Sáng 2/1/2019, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, tân Tổng Thanh tra Chính Phủ ông Lê Minh Khái, cùng với hai vị đứng đầu TP Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa, Huỳnh Đức Thơ đã có chuyến khảo sát thực tế tại bán đảo Sơn Trà. Việc này đã và đang để lại nhiều cảm xúc trái chiều cho người dân Đà Nẵng nói riêng và dư luận cả nước nói chung bởi những lùm xùm tại đây chưa được giải quyết.
Hiện tại, những vùng rừng đẹp nhất ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã được phủ kín bởi 18 dự án của 10 nhà đầu tư được cấp phép từ năm 2003 và 168 biệt thự, trang trại của nhiều cá nhân. Những trang trại, biệt thự, dự án du lịch này của ai đến giờ vẫn “trơ trơ” trước con mắt của hàng ngàn người dân thành phố.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
13. Nhà nước kiến tạo phát triển
“Cải cách thể chế, cải cách thể chế và cải cách thể chế!” - Đây là khẩu hiệu hành động của Đảng và Nhà nước ta cho giai đoạn phát triển hiện nay. Vấn đề đặt ra là cải cách thể chế theo mô hình nào?
Mô hình nhà nước điều chỉnh đưa lại thành công cho Anh, Mỹ…; Mô hình nhà nước phúc lợi đưa lại thành công cho Thủy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy; Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đưa lại thành công cho Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Vậy mô hình nào sẽ đưa lại thành công cho Việt Nam?
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
14. Vị thế mới của VCCI
VCCI đã thực sự trở thành cầu nối xúc tiến thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp trong nước và thế giới. Để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoạt động của VCCI trong năm 2018 tiếp tục được đẩy mạnh với việc lấy doanh nghiệp là trung tâm của mọi hoạt động.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
15. VCCI Hải Phòng không phải là đơn vị kinh doanh
Báo DĐDN vừa nhận được kiến nghị của VCCI Hải Phòng về việc bị áp giá nhà cho thuê làm việc như với đối tượng sản xuất kinh doanh không đúng quy định.
Theo đó, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng được Công ty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng yêu cầu ký lại hợp đồng thuê nhà sử dụng vào mục đích làm cơ sở sản xuất kinh doanh – dịch vụ. Tuy nhiên với chức năng, nhiệm vụ và vai trò được nhà nước giao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam không phải là một tổ chức trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
16. Thảm họa giao thông hay cái tặc lưỡi tai hại?
Sự an toàn, nhất là sinh mạng - ai ai cũng cần sự tuyệt đối, nhưng thực tế có quá nhiều thứ mà người ta mặc nhiên chấp nhận “tương đối”.
Một lần tôi vào công trường đang xây dựng một cây cầu bởi một công ty của Nhật, thật ngạc nhiên khi giữa cái nắng cháy da và mức nước dưới móng cầu cạn trơ đáy nhưng toàn bộ công nhân phải mặc áo phao. Khi leo lên vài bậc thang thấp lè tè cũng phải thắt đai an toàn nặng mấy kg, công nhân người Việt càu nhàu vì cảm thấy không… thoải mái, họ suy nghĩ theo hướng tiêu cực: Mình bị làm khó!
Đó là một góc rất nhỏ của an toàn lao động chuẩn Nhật, rất khắt khe vì họ coi tính mạng con người là trên hết.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
17. Chào năm mới 2019: Thế giới đa sắc màu
Khoảnh khắc giao thừa gõ cửa, vậy là năm mới đã chính thức bước sang. Khắp nơi trên thế giới người dân đón chào theo cách riêng của mình đa dạng và phong phú.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
18. Chủ nghĩa khủng bố: Nỗi đau không riêng đất nước nào!
Ngày 28/12/2018 một sự việc đau lòng ập đến với 18 du khách Việt Nam ở Ai Cập - 4 người chết và nhiều người bị thương, được cho có liên quan đến những phần tử khủng bố cực đoan.
Vẫn như mọi lần, ở đâu đó trên thế giới phải mất mát vì chủ nghĩa khủng bố thì phần yên bình còn lại vẫn cảm thấy đau thương, nhưng nỗi đau không bao giờ lớn như những nạn nhân và gia đình họ trực tiếp gánh chịu.
Chủ nghĩa khủng bố đã không chỉ gieo rắc nỗi kinh hoàng chính nơi mà nó sinh ra, mà đã len lỏi vào các quốc gia cách đó hàng vạn dặm, đến nước Mỹ, Châu Âu, Châu Á.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
19. Hai kịch bản giá vàng năm 2019
Nhiều chuyên gia cho rằng, giá vàng năm 2019 có thể sẽ đi theo xu hướng tăng nhiều hơn giảm, do các yếu tố hỗ trợ ngày một lớn.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
20. "Sóng lớn" sẽ lặp lại trên thị trường chứng khoán năm 2019?
Thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2019 thực sự khó lường nhưng biết đâu lịch sử sẽ lặp lại khi thị trường luôn tích cực trở lại sau một năm giảm mạnh.
Từ mức đỉnh 1.211,34 điểm vào đầu tháng 4/2018, VN-Index đã giảm 27% xuống mức 884 điểm, khiến TTCK Việt Nam từ thị trường tăng trưởng hàng đầu thế giới thành thị trường tệ nhất trong một thời gian ngắn.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
21. Sức ép tỷ giá 2019 không quá lớn
Trong năm 2018, USD đã tăng giá khá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt, kể cả so với VND. Sở dĩ USD tăng giá mạnh là do FED đã tăng lãi suất 4 lần trong năm qua khiến lãi suất ở Mỹ cao hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển khác, dòng vốn từ các thị trường mới nổi chảy về Mỹ, các nhà đầu tư gia tăng mua USD để phòng ngừa rủi ro từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, các doanh nghiệp chuyển vốn đầu tư về nước do gói kích thích tài khóa của chính quyền Trump…
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
22. Nên đầu tư vào nhóm cổ phiếu nào năm 2019?
Các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, cổ phiếu tiêu dùng, cổ phiếu có cơ hội từ FTA, cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn Nhà nước... được VDSC khuyến nghị đầu tư trong năm 2019.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
23. Năm 2019 là cơ hội vàng cho dệt may Việt Nam?
Năm 2019, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đề ra mức tăng trưởng 8 - 10% trước diễn biến khó lường của thị trường thế giới và áp lực cạnh tranh từ CPTPP.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
24. Doanh nghiệp ngành gỗ nắm bắt cơ hội từ CPTPP như thế nào?
Ngành gỗ Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành sẽ được hưởng lợi nhất khi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực. Tuy nhiên, nắm bắt cơ hội này như thế nào phụ thuộc vào sự chuẩn bị của chính mỗi doanh nghiệp.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
25. Doanh nghiệp - Doanh nhân dự cảm kinh tế Việt Nam 2019
Với đà tăng trường GDP cả nước năm 2018, sự quyết liệt hành động của Chính phủ cùng khát vọng làm giàu chính đáng của người dân và doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam 2019 mở ra nhiều kỳ vọng mới.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
26. Doanh nghiệp xuất khẩu làm gì để tránh điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại?
Theo Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương), các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử... Hầu hết các vụ đều đi đến kết luận là có tồn tại hành vi lẩn tránh và sau đó bị áp dụng biện pháp PVTM.
Một số mặt hàng xuất khẩu khác đang đứng trước nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh như ván ép xuất khẩu sang Hoa Kỳ, lốp xe tải và xe khách xuất khẩu sang EU. Do Hoa Kỳ và một số nước khác cho phép nhà nhập khẩu được tự khai, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nên không loại trừ khả năng hành vi gian lận xảy ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
27. Có thể cưỡng chế thuế của Sabeco?
Theo PGS.TS Phạm Quang (Viện Kế toán-Kiểm toán, Đại học Kinh tế Quốc dân), việc cưỡng chế tiền thuế của Sabeco không khó, vấn đề số tiền nợ thuế nói trên liệu đã được thể hiện trong hồ sơ hay chưa?
PGS.TS Phạm Quang cho rằng, khi nhà đầu tư Thái Lan mua Sabeco đồng nghĩa với việc phải tiếp nhận luôn cả công nợ của doanh nghiệp này. Vấn đề ở chỗ, khi bán Sabeco cho nhà đầu tư Thái Lan, số tiền nợ thuế nói trên liệu đã được thể hiện trong hồ sơ hay chưa? Trong trường hợp số tiền này chưa được tính, thì câu chuyện sẽ "tương đối phức tạp" vì có liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
28. Vụ cưỡng chế 3.100 tỉ tiền thuế từ Sabeco: Nhiều câu hỏi đặt ra với ngành thuế?
Ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh tế TP HCM cho biết qua câu chuyện của Sabeco, đặt ra câu hỏi với trách nhiệm của ngành thuế.
Ủng hộ việc truy thu thuế từ Tổng công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) của Cục Thuế TP HCM, ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP HCM cho biết các nền kinh tế trên thế giới đều xem trốn thuế, nợ thuế là rất nặng. “Thuế là khoản khế ước mà anh phải đóng cho Chính phủ để hưởng các dịch vụ công, nếu trốn thuế, nợ thuế thì sẽ ảnh hưởng đến số đông, đến cộng đồng”, ông Bảo nói.
Tuy nhiên, ông Bảo cho rằng nhân sự của ngành thuế và nguồn lực của ngành thuế có giới hạn, do đó nên tập trung nguồn lực và sự quan tâm đến những vấn đề nợ thuế trọng điểm của Sabeco và các ông lớn khác.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
29. Vì sao Thủ tướng yêu cầu dừng cưỡng chế 3.100 tỉ đồng tiền thuế từ Sabeco?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã ký văn bản gửi Bộ Tài chính và UBND TP HCM về việc chưa xử lý cưỡng chế 3.100 tỉ đồng tiền thuế từ Sabeco.
Theo đó, nội dung văn bản nêu: “Trong thời gian Thủ tướng đang chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan xem xét, xử lý kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ liên quan đến việc chậm nộp thuế và tiền phạt vi phạm hành chính thuế của Sabeco, giao Bộ Tài chính, UBND TP.HCM chỉ đạo Cục Thuế TP.HCM chưa cưỡng chế Sabeco nộp tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính”.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
30. Sai phạm tại cao tốc TP.HCM -Trung Lương: Kẽ hở pháp lý hay nhóm lợi ích "hiểu luật"?
Sự việc khá đau lòng khi CQĐT vừa bắt tạm giam một số cán bộ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, liên quan tới vụ trốn thuế tại cao tốc TP.HCM-Trung Lương để điều tra sai phạm.
Bình luận về thực trạng về những lỗ hổng pháp lý tại các dự án BOT trên cả nước nói chung và cao tốc TP HCM – Trung Lương nói riêng, Luật sư Nguyễn Tiến Lực – Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng: Sự "béo bở" từ các dự án BOT đã tạo kẽ hở pháp lý khiến lòng tham không chỉ của một cá nhân mà còn liên quan tới nhóm lợi ích trên mọi phương diện và đằng sau là sự buông lỏng quản lý của các cơ quan hữu quan.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
31. Thành lập Hội đồng xử lý thương vụ Grab thâu tóm Uber
Bộ Công thương vừa ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về tập trung kinh tế giữa GrabTaxi và Uber Việt Nam.
Theo đó, căn cứ Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, sau khi tiếp nhận hồ sơ điều tra từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh Trần Quốc Khánh đã ký Quyết định số 01/QĐ-HĐCT ngày 1 tháng 1 năm 2019 về việc thành lập Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế của Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
32. Dự án “rùa bò” ở TP Vinh: Nhà thầu thi công “ngán ngẩm” vì vốn
Đại diện chủ đầu tư cho rằng, đơn vị mong muốn được hợp tác để tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy dự án hoàn thành tiến độ.
Tuy nhiên, khi trao đổi với nhà thầu thi công thì họ cho rằng, lý do dự án xây dựng cơ sở 2 của trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật Nghệ An (CĐVHNT) rơi vào cảnh dở dang do nhiều nguyên nhân.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
33. Nhận diện những nền kinh tế trong CPTPP
Năm 2018, sự kiện 11 nền kinh tế hai bên bờ Thái Bình Dương thông qua Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được nhiều tờ báo lớn trong nước và quốc tế lựa chọn là sự kiện kinh tế tiêu biểu của năm.
Điều đó phần nào chứng tỏ CPTPP được dự báo có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến kinh tế thế giới trong thời gian tới. Những quốc gia là thành viên - dĩ nhiên có lý do để vui mừng, ngược lại những nền kinh tế ngoài khối sẽ gặp ít nhiều trắc trở khi phải đối mặt với một liên minh được thiết kế luật chơi riêng chặt chẽ, trong đó có những “gã khổng lồ”.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
34. Nhận diện những nền kinh tế trong CPTPP (Bài cuối)
Singgapore, New Zealand và Mexico là ba trong sáu nền kinh tế mà hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực. Sẽ tác động ra sao đến Việt Nam?
Việc hiểu rõ các nền kinh tế trong CPTPP có tầm quan trọng đặc biệt khi Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực ở 6 thành viên. Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng không lâu sau đó.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
35. CPTPP chính thức có hiệu lực: Ngọn lửa giữa giá lạnh xung đột thương mại
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) đã chính thức có hiệu lực vào 30/12 ở 6 nước đầu tiên là Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Mexico, Singapore.
Theo đó, 3 thành viên đầu tiên là Nhật Bản, Canada và Mexico đã lập tức cắt giảm thuế. 90% thuế quan đối với hàng hóa trong sáu quốc gia đầu tiên đã được gỡ bỏ vào trong đợt cắt giảm đầu tiên. Mexico và Canada sẽ tiếp tục cắt giảm thuế đợt 2 vào ngày 1.1, Nhật sẽ tiến hành cắt giảm đợt 2 vào ngày 1.4, sau đó là Australia và Singapore.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực ở Việt Nam sau 15 ngày nữa. Với các nước còn lại là Brunei, Chile, Malaysia và Peru, Hiệp định sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi hoàn thành quá trình phê chuẩn. Có thể thấy, đây là thời điểm mà các quốc gia thành viên CPTPP đều mong chờ sau một thời gian dài đàm phán với nhiều trở ngại khi Mỹ rút lui.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
36. 20.000m2 "đất vàng" trụ sở Bộ NN&PTNT sẽ đi về đâu?
Bộ NN&PTNT vừa có văn bản số 8785/BNN-KH trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ được xây trụ sở mới tại khu vực Mễ Trì với diện tích khoảng 6,5ha.Trong đó, trụ sở của Bộ là 5ha; trung tâm chỉ đạo điều hành phòng chống, thiên tai Quốc gia là 1,5ha. Hình thức đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư PPP, loại hợp đồng xây dựng – thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT).
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
37. Dự án Đồi Xanh Nha Trang: Gạch tường chắn MSE liên tục rơi, chính quyền sơ tán dân khẩn cấp
Trong ngày hôm qua và sáng nay (3/1) rất nhiều gạch trang trí tường chắn MSE thuộc dự án Dự án Khu biệt thự Đồi Xanh Nha Trang (Marina Hill) liên tục rơi, nhiều đoạn tường đã xuất hiện vết nứt lớn. Do đó, chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 18 hộ dân trong phạm vi bị ảnh hưởng để đảm bảo tính mạng cho người dân.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
38. Bộ Xây dựng chốt kế hoạch thanh tra hàng loạt “ông lớn” bất động sản
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà vừa phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2019. Theo đó, sẽ có 90 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư và kinh doanh BĐS…
Một số DN nằm trong đợt thanh tra gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Eurowindow Nha Trang tại Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp EuroWindow Nha Trang (Dự án Movenpick Cam Ranh Resort); Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường tại Dự án Alma Resort Cam Ranh; Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm phạm vi thanh tra tương ứng gồm tại Dự án Khu du lịch sinh thái Prime-Prime Resorts and Hotels thuộc khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Tỉnh Khánh Hòa).
Thanh tra Bộ Xây dựng cũng có kế hoạch thanh tra Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội (Mipec) tại dự án: Mipec City View ở Kiến Hưng, quận Hà Đông; Mipec Riverside quận Long Biên (TP Hà Nội); Tổng công ty MBLand tại các dự án Square Filed (Tây Ninh); Tổ hợp văn phòng, Trung tâm thương mại và khu căn hộ Golden Filed; Grand Plaza (TP Hà Nội)…
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
39. Ngân hàng đối diện kinh tế số
Hơi nóng của kinh tế số đang phả vào không gian tài chính hội nhập, đặc biệt là các ngân hàng bán lẻ, với sức nóng được cho là “hầm hập”.
Một trong những luồng hơi nóng khiến các ngân hàng phải đặc biệt quan tâm là dòng vốn đổ vào Fintech. Nếu ì ạch, các ngân hàng có thể sẽ bị các Fintech “qua mặt”.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY