TP HCM: Lập mới Ban chỉ đạo và Quản lý dự án quy hoạch kinh tế, xã hội

Công Thương 09/02/2019 12:00

TP HCM vừa có thông tin thành lập ban Chỉ đạo và Ban Quản lý Dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH thời kỳ 2021 - 2030.

TP HCM lập mới Ban chỉ đạo và Quản lý dự án quy hoạch kinh tế, xã hội

TP HCM lập mới Ban chỉ đạo và Quản lý dự án quy hoạch kinh tế, xã hội

Theo đó, UBND TP HCM đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM tham mưu thực hiện Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương lập mới quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Sở Quy hoạch và Đầu tư được giao hoàn chỉnh hai dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý Dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch thực hiện dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Gặp sự cố giao thông dịp Tết Nguyên đán cầu cứu ai?

    TP.HCM: Gặp sự cố giao thông dịp Tết Nguyên đán cầu cứu ai?

    03:09, 26/01/2019

  • Kỳ vọng gì từ tàu cao tốc đường thủy TP.HCM đi Côn Đảo?

    Kỳ vọng gì từ tàu cao tốc đường thủy TP.HCM đi Côn Đảo?

    00:40, 25/01/2019

  • TP.HCM: Di dời người dân khẩn cấp khỏi chung cư bị nghiêng ở quận 1

    TP.HCM: Di dời người dân khẩn cấp khỏi chung cư bị nghiêng ở quận 1

    06:01, 24/01/2019

Theo UBND TP HCM, các mục tiêu phát triển đến năm 2045 bao gồm nhiều nội dung. Trong đó, TP HCM sẽ giải quyết triệt để tình trạng ngập nước khi mưa có cường độ nhỏ hơn 120mm/3 giờ và triều cường đến 1,7m; tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời lên 25% - 30% tổng công suất tiêu thụ điện của TP HCM; hạn chế thất thoát và sử dụng tiết kiệm tài nguyên trong hạ tầng kỹ thuật như nước, đất, năng lượng và cây xanh.

Phát triển không gian đô thị TP HCM cần ưu tiên xem xét giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và khả năng ngập lụt; hạn chế mở rộng phát triển đô thị trên diện rộng, đặc biệt tại các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp quy mô lớn; chú trọng định hướng cải tạo và tái phát triển các khu vực đô thị hiện hữu.

Việc phát triển đô thị tích hợp với hệ thống giao thông công cộng (TOD), theo đó định hướng phát triển đô thị mật độ cao, kết hợp các chức năng khác nhau xung quanh các nhà ga giao thông công cộng sức chở lớn.

Hình thành các hạt nhân của các trung tâm: trung tâm tri thức, y tế, văn hóa, giáo dục của vùng đô thị và các hạt nhân của các khu đô thị mới.

Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết nối vùng giữa TP HCM và các địa phương lân cận, cũng như kết nối giữa các khu vực khác nhau của TP HCM…

Trước đó, TP HCM đã ra mắt Trung tâm điều khiển và giám sát giao thông hiện đại nhất nước. Trung tâm có diện tích khoảng 200 m2, hệ thống hiển thị màn hình tường liên tục hiển thị hình ảnh giao thông các con đường của thành phố. Tại Trung tâm hàng loạt nhân viên điều hành luôn túc trực quan sát và điều khiển giao thông cũng như nắm bắt mọi "chuyển động" của đường phố qua các màn hình.

Trung tâm được thiết kế và điều hành áp dụng công nghệ hiện đại với mục tiêu thực hiện quản lý và giám sát giao thông theo hướng đô thị thông minh mà TP đã đề ra.

Công Thương