Tôm Việt xuất Nhật sẽ thuận lợi hơn từ CPTPP
Kể từ ngày 14/1/2019, khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam, nông sản Việt Nam cũng có thêm cơ hội mới.
Theo như các cam kết của Nhật Bản tại CPTPP, nước này cam kết xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực cho 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Theo đó, sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế (chiếm 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam); xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế năm thứ 11.
Nhật Bản cũng cam kết xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực cho 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam; không cam kết mặt hàng gạo; áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm một phần hoặc cam kết kèm theo các biện pháp phòng vệ thương mại đối với thịt trâu bò, thịt lợn, sữa, sản phẩm sữa, lúa mỳ, lúa gạo và các chế phẩm của chúng.
Trong đó, tôm Việt Nam xuất đi Nhật Bản sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định này bởi đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực như các mặt hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua…
Toàn bộ các dòng hàng thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế trong FTA Việt Nam - Nhật Bản sẽ được xóa bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Mặt hàng rau quả, cam kết mức thuế 0% vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5 kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Có thể bạn quan tâm
Kế hoạch thích ứng CPTPP (Kỳ II): Hành động từ phía cơ quan nhà nước
11:02, 21/02/2019
Thêm nhiều nước xem xét tham gia CPTPP
03:06, 18/02/2019
Sắp có hướng dẫn về thuế CPTPP
11:05, 17/02/2019
Kế hoạch thích ứng CPTPP (Kỳ I): Cơ hội chuyển đổi mô hình của doanh nghiệp
11:00, 17/02/2019
Doanh nghiệp Việt vẫn "hụt hơi' với CPTPP
11:00, 15/02/2019
Quyền khởi kiện và những lưu ý của doanh nghiệp trong CPTPP
06:30, 08/02/2019
Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ "đối diện" với CPTPP thế nào
04:31, 07/02/2019
Theo ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC), việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do cho thấy cam kết hội nhập ngày càng chặt chẽ và mỗi hiệp định đều mang tới những lợi ích khác nhau. Riêng với ngành tôm, tác động của CPTPP khá hạn chế, bởi sản phẩm này của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường lớn thuộc khối CPTPP đang được hưởng thuế suất bằng 0.
Thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho thấy Việt Nam là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm 25,6% tổng giá trị nhập khẩu tôm vào nước này. Năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 639,4 triệu USD, giảm 9,2% so với năm 2017, chỉ tăng duy nhất trong tháng 1 và 11 các tháng còn lại đều giảm so với cùng kỳ năm trước đó. Giá trị xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm một phần do biến động tỷ giá đồng yên và sự cạnh tranh gay gắt của các nguồn cung đối thủ là Ấn Độ và Thái Lan.
Năm 2019, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD. Góp phần hoàn thành mục tiêu này, ngành tôm phải đạt kim ngạch khoảng 4,2 tỷ USD, trong đó dự kiến xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản sẽ tăng trưởng mạnh ở mức 2 con số.
Để đảm bảo mục tiêu này, diện tích nuôi tôm sú năm 2019 được duy trì khoảng 620.000ha, với sản lượng khoảng 330.000 tấn. Trong năm 2019, ngành sẽ gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu đối với tôm thẻ chân trắng. Năm nay, diện tích nuôi tôm chân trắng được quy hoạch khoảng 105.000ha, với sản lượng khoảng 530.000 tấn. Song song với đó, các doanh nghiệp cũng cần đổi mới phương thức tiếp cận thị trường và quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu cho sản phẩm của mình cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để hướng tới mục tiêu đạt 4,5 tỷ USD từ xuất khẩu tôm vào năm 2020.