Ban quản lý Đường sắt đô thị TP HCM xin tạm ứng 39 tỷ đồng
Do không có tiền hoạt động, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi Thường trực UBND TP về việc xin tạm ứng kinh phí hoạt động năm 2019 với số tiền 39 tỉ đồng.
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị (BQLĐSĐT) TP HCM, do tình hình kinh phí hoạt động năm 2019 của đơn vị hiện tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhiều khoản tiền chưa được tạm ứng kịp thời, mặc dù vào tháng 11/201, BQLĐSĐT đã có văn bản kiến nghị và UBND TP cũng tổ chức nhiều cuộc họp để giải quyết các vướng mắc, tuy nhiên đến nay các khoản tiền nêu trên vẫn chưa có khiến CB-CNV, người lao động không có lương.
Theo BQLĐSĐT, từ cuối tháng 1/2019 đến nay, cán bộ, viên chức và người lao động của Ban mới chỉ nhận được 2 tháng tiền lương theo mức lương cơ sở (sử dụng từ số tiền tạm ứng không sử dụng hết năm 2018) để chăm lo cho Tết Nguyên đán 2019 vừa đảm bảo nhu cầu cuộc sống tối thiểu trong thời gian chờ UBND TP tạm ứng kinh phí hoạt động năm 2019.
Khó khăn này ít nhiều đã làm cho tinh thần của đa số cán bộ, viên chức và người lao động của đơn vị bất an do thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống. Đồng thời, ảnh hưởng đến nỗ lực ổn định tình hình khó khăn chung của một đơn vị đặc thù mà UBND TP đã giao thực hiện các dự án đường sắt đô thị quy mô quốc gia trên toàn TP.
Bên cạnh đó, BQLĐSĐT cũng cho biết tập thể cán bộ - viên chức của đơn vị hiện đang dồn sức thực hiện ổn định các công tác tổ chức bộ máy, lấy lại niềm tin của nhà tài trợ, các nhà thầu, chính quyền và người dân TP đối với việc quản lý các dự án đường sắt đô thị.
Đặc biệt, hiện đơn vị đang tập trung tăng tốc thi công nhằm hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến metro số 1 cuối năm 2020 cũng như hoàn thành các thủ tục sớm khởi công tuyến metro số 2. Do đó, việc ổn định thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động của Ban là rất quan trọng.
Trước tình hình này, BQLĐSĐT kiến nghị UBND TP xem xét và chấp thuận cho đơn vị được tạm ứng kinh phí hoạt động năm 2019 với số tiền là 39 tỉ đồng. Số tiền này sẽ dùng cho chi trả tiền lương (mức lương tối thiểu nhân hệ số lương nhân 2,7 lần), chi khen thưởng, phúc lợi, đào tạo… Đồng thời, ủy quyền cho Trưởng Ban QLĐSĐT phê duyệt dự toán để thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có thêm lần "lỡ hẹn"?
00:05, 04/03/2019
Điều chỉnh tổng mức đầu tư 2 tuyến đường sắt TP HCM
19:30, 11/02/2019
Kì vọng gì từ dự án đường sắt cao tốc “tỉ đô” TP HCM – Cần Thơ?
02:01, 27/02/2019
BQLĐSĐT cũng kiến nghị UBND TP giao Sở Tài chính khẩn trương thực hiện các thủ tục tạm ứng cho BQLĐSĐT từ nguồn ngân sách TP. Và giao BQLĐSĐT nghiên cứu, đề xuất mô hình, cơ chế đặc thì trong quý II năm 2019 để báo cáo UBND TP xem xét, quyết định hoặc trình HĐND TP quyết định.
Cũng theo Ban QLĐSĐT, với việc đơn vị được thành lập theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tạm thời chưa được giao tự chủ về tài chính và sử dụng kinh phí là nguồn tạm ứng từ ngân sách TP. Vì vậy, từ năm 2018, Ban đã trình UBND TP chấp thuận giải quyết cơ chế đặc thù cho phép tạm ứng kinh phí để áp dụng chi tiền lương, thu nhập, chi khen thưởng, phúc lợi ổn định nhằm giúp viên chức, người lao động an tâm công tác và hoàn thnah fnhieemj vụ mà UBND TP giao.
Ngày 14/1, Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã có cuộc làm việc với Ban Quản lýĐường sắt đô thị TP cùng các sở ngành, quận huyện liên quan về tiến độ thực hiện Dựán tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và Dựán tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Theo đó, tổng khối lượng thực hiện Dựán tuyến Metro số 1 cho đến nay đạt khoảng 62%. Trong năm 2018, do vướng thủ tục pháp lý liên quan đến đều chỉnh tổng mức đầu tư nên dựán không được Bộ KH-ĐT giao vốn cấp phát (vốn ODA) nên TP đã tạm ứng cho dựán 1.000 tỷđồng. Tính tổng cộng cho đến nay, TP đã tạm ứng cho dựán 3.273 tỷđồng vàđược hoàn trả 600 tỷđồng. Đểđảm bảo thanh toán cho các nhà thầu theo hợp đồng, Ban Quản lýĐường sắt đô thị kiến nghị UBND TPHCM chấp thuận chủ trương tiếp tục tạm ứng từ ngân sách TP để thanh toán cho các gói thầu. |