EuroCham nhận định cấm xe máy ở Việt Nam là không phù hợp

Thy Hằng 14/03/2019 15:48

Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) nhận xét, việc cấm xe máy lưu thông không phải là một giải pháp hiệu quả cho giao thông Việt Nam.

"Việc chỉ cấm xe máy không phải là giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tai nạn giao thông tại các thành phố lớn", Đại diện Phòng Thương mại châu Âu bày tỏ quan điểm. 

có thông tin Hà Nội có thể cấm xe máy trên 2 tuyến đường lớn dẫn vào nội đô là Nguyễn Trãi và Lê Văn Lương,

Hà Nội hiện đề xuất cấm xe máy trên 2 tuyến đường lớn dẫn vào nội đô là Nguyễn Trãi và Lê Văn Lương.

Bài học từ Thủ đô của Indonesia 

Bởi theo EuroCham, Hà Nội và TP HCM có đường phố chật hẹp, hệ thống phương tiện giao thông thay thế còn chưa phát triển. Trong tương lai gần, hạ tầng công cộng trong các thành phố lớn này cũng không đủ để đáp ứng như cầu. Vì vậy, theo EuroCham, việc cấm xe máy sẽ tạo ra khó khăn và bất lợi lớn cho người dân.

Trên thực tế, việc thực hiện biện pháp cấm xe máy không phải là giải pháp mới lạ. Thủ đô Jakarta (Indonesia) là một ví dụ tương đồng cho Hà Nội và TP HCM.

Theo đó, Chính phủ Indonesia từng quy định cấm xe máy ở vài con phố trung tâm, sau đó gặp nhiều chỉ trích của người dân nên đã có điều chỉnh bằng cách chỉ cấm xe máy theo khung giờ. Dù vậy, hệ thống hạ tầng giao thông công cộng không đủ đáp ứng được khiến quy định cấm xe máy này phải bãi bỏ.

Hiện, có thông tin Hà Nội có thể cấm xe máy trên 2 tuyến đường lớn dẫn vào nội đô là Nguyễn Trãi và Lê Văn Lương. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, kinh nghiệm chung của thế giới chỉ ra rằng, xe buýt chỉ đáp ứng được khoảng 20%, cao nhất có thể lên tới 25% nhu cầu đi lại của người dân.

"Thực tế hiện nay, hệ thống xe buýt ở Hà Nội chỉ đáp ứng được 10-11% nhu cầu đi lại của người dân thủ đô", Chuyên gia vận tải Thân Văn Thanh nói.

Vì vậy, chuyên gia này cũng thẳng thắn đánh giá, phương án cấm xe máy ở 2 tuyến đường Nguyễn Trãi và Lê Văn Lương sẽ khó thành công một cách bền vững.

Bên cạnh đó, Vị đại diện EuroCham còn cho rằng, quy định cấm xe máy cũng sẽ gây thách thức lớn cho ngành sản xuất xe máy trong một thập kỷ qua đã thực hiện những khoản đầu tư dài hạn vào Việt Nam nhằm phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Các nhà đầu tư này đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh giá trị nộp thuế và tạo công ăn việc làm.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội cấm xe máy: Đừng so sánh với Bắc Kinh

    11:00, 13/03/2019

  • Cấm xe máy: Cách làm ngược đời!

    06:00, 11/03/2019

  • Người dân nói gì về việc cấm xe máy vào trung tâm TP HCM?

    12:49, 02/03/2019

  • Cấm xe máy, người dân vào trung tâm TP HCM bằng phương tiện gì?

    04:30, 25/02/2019

Xe máy còn tồn tại 20-30 năm nữa

Chia sẻ về vấn đề này, TS Nguyễn Xuân Thuỷ nhận định, số người dân Việt Nam đang sử dụng xe máy chiếm khoảng 70-80%. Với đặc thù giao thông nội đô, xe máy là phương tiện cơ động và khả năng gây ùn tắc chỉ bằng một phần nhỏ của ôtô. 

Do đó, TS Thuỷ cho rằng, hai phương tiện ô tô và xe máy cá nhân đi cùng nhau. Chỉ nên tuyên truyền cho người dân lựa chọn phương tiện phù hợp, vì vẫn có tỉ lệ người nhất định sử dụng xe máy. 

Thậm chí, Chuyên gia vận tải Thân Văn Thanh còn nhận định: "20 năm nữa ở Việt Nam cũng không có phương tiện nào để vận chuyển lượng lớn hành khách. Vì vậy, xe máy vẫn sẽ tồn tại".

Có cùng quan điểm, Đại diện EuroCham cho rằng Việt Nam có thể soi chiếu từ câu chuyện giảm thiểu phương tiện cá nhân của Đài Loan, đây có thể là một gợi ý tốt hơn cho giải pháp giao thông tại Việt Nam.

“Vùng lãnh thổ này có hệ thống giao thông công công và hạ tầng giao thông tiên tiến được sử dụng kết hợp hiệu quả với xe máy. Các thành phố phát triển tại châu Âu như Milan và Paris đã thành công áp dụng biện pháp khu vực hạn chế giao thông”, Vị đại diện EuroCham cho biết.

EuroCham cho rằng, chỉ nên quản lý hoặc cấm xe máy cũ, vốn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Ấn Độ với chính sách chỉ cấm xe máy đã sử dụng với thời gian 20 năm. 

Mặt khác, Việt Nam cũng nên xem xét nhu cầu của người dân nhằm đề xuất quy hoạch tổng kể khả thi, giảm thiểu tối đa tác động đến đời sống, công việc của người dân, tránh hậu quả tiêu cực về kinh tế.

Thy Hằng