Thịt lợn sạch hút khách

Thu Hoài 21/03/2019 00:01

Những ngày gần đây, trong khi sức mua tại chợ truyền thống đang giảm thì thịt sạch có nguồn gốc rõ ràng, kiểm dịch đầy đủ bầy bán tại siêu thị… đang trở thành lựa chọn của nhiều người tiêu dùng.

Thịt lợn sạch vẫn được người tiêu dùng ưu tiên chọn mua

Thịt lợn sạch vẫn được người tiêu dùng ưu tiên chọn mua

Thịt lợn sạch hút khách

Ghi nhận của phóng viên tại một số chợ dân sinh như: Gốc Đề, Kim Liên, Châu Long, Phương Mai… những ngày giữa tháng 3/2019, số phản thịt lợn giảm còn phân nửa, thông tin về dịch tả lợn châu Phi những ngày sau Tết đã tác động phần nào đến tâm lý người tiêu dùng. Chị Hoa – tiểu thương kinh doanh mặt hàng thịt lợn tại chợ Phương Mai – cho hay, bán hàng những ngày này ế lắm, khách hàng e dè, lượng bán giảm đi một nửa. Nguyên nhân do người tiêu dùng lo ngại thịt bị nhiễm dịch nên giảm mua và chuyển sang các mặt hàng thực phẩm tươi sống khác như gà, bò, cá, tôm… 

Có thể bạn quan tâm

  • Nam Định đã có nhà máy chế biến thịt lợn lớn nhất miền Bắc

    Nam Định đã có nhà máy chế biến thịt lợn lớn nhất miền Bắc

    08:38, 05/11/2018

  • Triển khai các giải pháp ổn định thị trường thịt lợn

    Triển khai các giải pháp ổn định thị trường thịt lợn

    19:15, 15/08/2018

  • Doanh nghiệp thịt lợn sụt giảm 50% sản lượng tiêu thụ vì… dịch tả lợn và sán lợn

    Doanh nghiệp thịt lợn sụt giảm 50% sản lượng tiêu thụ vì… dịch tả lợn và sán lợn

    15:30, 19/03/2019

  • Thịt lợn ế ẩm vì dịch tả lợn Châu Phi

    Thịt lợn ế ẩm vì dịch tả lợn Châu Phi

    01:46, 08/03/2019

Trong khi sức mua tại chợ truyền thống đang giảm thì tại siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Coop mart, Big C, Vinmart, Hapro… mặt hàng thịt lợn sạch, giá cao hơn chợ truyền thống 20% nhưng vẫn hút khách mua. Cụ thể tại hệ thống siêu thị Vinmart thịt sườn 150.000 đồng/kg, trong khi chợ truyền thống 120.000 đồng/kg; nạc vai 130.000 đồng/kg, nạc thăn 119.000 đồng/kg, cao hơn giá tại các chợ dân sinh khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg...

Tại buổi làm việc của Đoàn kiểm tra liên ngành số 4 của Thành phố với siêu thị Vinmart Hoàng Quốc Việt (số 94, phố Hoàng Quốc Việt) mới đây, phụ trách cơ sở Nguyễn Thị Hồng Gấm cho biết: Vinmart Hoàng Quốc Việt đang cung cấp thịt lợn của 3 nhà cung cấp là Meat Deli, Nam Hà Nội và Minh Hằng với số lượng khoảng 2.850 kg thịt lợn/tháng. Nguồn cung, nhu cầu khách hàng hiện tại có ảnh hưởng giảm nhẹ và nguồn hàng cung cấp từ phía nhà cung cấp cũng giảm, chỉ đáp ứng khoảng 80 đên 90% đơn đặt hàng của siêu thị. Về phía người tiêu dùng, khách hàng vẫn lựa chọn mua hàng ngày mặt hàng thịt lợn tại siêu thị và có chia sẻ trong giai đoạn dịch bệnh vẫn an tâm vào siêu thị mua thịt lợn để sử dụng.

Phó Tổng Giám đốc Big C Thăng Long Nguyễn Thái Dũng cho biết: Trung bình mỗi ngày, hệ thống siêu thị Big C tiêu thụ hơn 5 - 7 tấn và Big C cam kết sẽ không có bất cứ biến động nào về giá, số lượng trong thời gian tới.

Qua trao đổi với một số người tiêu dùng, đa số đều cho rằng, dù giá thịt bên ngoài rẻ hơn siêu thị nhưng họ vẫn chọn mua, vì sản phẩm được các cơ quan chức năng kiểm dịch, nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo, yên tâm về chất lượng.

Theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, thịt lợn bán tại hệ thống siêu thị được kiểm soát từ khâu chăn nuôi tới giết mổ; các siêu thị cũng ký kết hợp tác với các doanh nghiệp chuyên cung cấp thịt lợn sạch, đạt tiêu chuẩn như Vissan, 3G, CP… nên được người tiêu dùng yên tâm lựa chọn.

Kiểm soát thị trường, đảm bảo cung cầu

Hiện 60% thịt lợn tiêu thụ tại Hà Nội được đưa lên từ các các tỉnh lân cận. Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung của thị trường là rất lớn và nguy cơ giá thịt lợn tăng là không tránh khỏi.

Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở Công thương  đã có văn bản yêu cầu các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các cơ sở kinh doanh thịt lợn phải bán thịt lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm dịch thú y. Riêng hệ thống siêu thị bố trí kinh doanh từng loại sản phẩm, thực phẩm riêng biệt, đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm... theo quy định. 

Sở Công thương cũng đã làm việc với nhiều doanh nghiệp cung cấp thịt đề nghị dự trữ nguồn hàng cho thị trường thành phố Hà Nội. Đồng thời cũng chủ động chuẩn bị các nguồn hàng khác như gia cầm gà, vịt để thay thế nếu bệnh dịch phát tán trên diện rộng.

Đối với các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, Sở Công thương đề nghị phải đảm bảo hàng sạch lưu thông, đảm bảo nguồn cung. Hướng đến kinh doanh có uy tín để làm yên tâm người tiêu dùng. Đặc biệt, giai đoạn này phải kiểm soát tốt hơn, phải có những buổi giám sát, kiểm tra đột xuất với đầu vào của nhà cung cấp, tăng cường kiểm soát khi nhập hàng. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân viên và người tiêu dùng sự nguy hiểm và cách phòng trừ dịch tả lợn châu Phi.

Trong công tác kiểm tra, kiểm soát, lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội cho hay, lực lượng quản lý thị trường đã tham gia 5/5 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tại các đầu mối giao thông gồm: chốt cầu Phủ Lỗ, chốt Dốc Vân, chốt cầu vượt Nam Hồng, chốt cầu Thăng Long, chốt Trung Giã và chốt chặn tại xã Thụy Lâm, cửa khẩu phường Lĩnh Nam. Đồng thời, lực lượng đã cử công chức tham gia các đoàn liên ngành của thành phố Hà Nội và thành lập 2 Đoàn kiểm tra, kiểm soát phòng chống dịch tả lợn. Hiện, các Đội Quản lý thị trường vẫn đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh.

Thu Hoài