Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Việc cấp bách với 12 dự án thua lỗ là xử lý hợp đồng EPC
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, các dự án kém hiệu quả ngành công thương gần đây đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức vẫn còn là vấn đề lớn với những dự án này.
Phát biểu tại Phiên họp Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương sáng 27/3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, trong 6 dự án thường xuyên thua lỗ hiện nay đã có 2 dự án có lãi, cho đến thời điểm này vẫn duy trì được phong độ tốt này, trong đó có DAP 1 Hải Phòng năm 2018 lãi 195 tỷ đồng, thép Việt Trung lãi 469 tỷ đồng.
Nhiều dự án “đắp chiếu” đã hoạt động trở lại
Với 4 dự án phải “đắp chiếu”, bây giờ cũng đã có những dự án hoạt động trở lại, giảm được lỗ. Ví dụ, đạm Hà Bắc giảm được 266 tỷ đồng, phân bón DAP Lào Cai giảm 258 tỷ đồng, Đạm Ninh Bình sau 2 – 3 năm “đắp chiếu” không có tiếng động nào của sự hoạt động, đến nay đã chạy lại và giảm được lỗ.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công Thương nói gì về 12 dự án thua lỗ?
15:33, 30/10/2018
“Sức khỏe” 12 dự án thua lỗ bây giờ ra sao?
18:34, 17/10/2018
“Không cấp thêm vốn với những dự án thua lỗ”
06:36, 04/10/2018
Còn 3 dự án dừng hoàn toàn, đến nay cũng đã được khôi phục, 2 dự án đã đi vào hoạt động, 1 dự án đang chọn thời điểm để đi vào hoạt động. Như xơ sợi Đình Vũ dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ khởi động và chạy được tất cả các phân xưởng, Ethanol Quảng Ngãi bắt đầu vận hành từ tháng 10/2018, Ethanol Bình Phước cũng được khôi phục và sẵn sàng chạy lại…
Về dư nợ tín dụng của 12 dự án, Phó Thủ tướng cho biết đã giảm được hơn 400 tỷ đồng. Với dự án Bột giấy Phương Nam cũng đã có hướng xử lý, như cho định giá lại để bán, nhiên liệu Phú Thọ có thể cho giải thể, riêng với dự án Tisco hiện đang rất khó khăn trong phương án xử lý.
Bên cạnh những điểm sáng của những dự án này, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó có 2 vướng mắc lớn nhất, đó là xử lý về mặt pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng EPC. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, hiện nay còn tới 6 dự án đang vướng mắc trong vấn đề này. Nếu không giải quyết được thì mọi phương án đều không thể xử lý.
Trên cơ sở kiến nghị của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng lưu ý một số vấn đề lớn phải xử lý. Trọng điểm nhất hiện là tập trung xử lý các vướng mắc hợp đồng EPC và quyết toán các dự án. Các bộ, ngành, tổng công ty theo chức năng nhiệm vụ được giao tập trung cao độ với tinh thần kiên nhẫn, bình tĩnh được rút ra từ bài học PVTex, đó là đàm phán và hòa giải.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu hàng trăm tấn quặng sắt từ dự án thua lỗ của ngành Công thương
00:53, 29/01/2019
Bộ Công Thương nói gì về 12 dự án thua lỗ?
15:33, 30/10/2018
“Sức khỏe” 12 dự án thua lỗ bây giờ ra sao?
18:34, 17/10/2018
“Không cấp thêm vốn với những dự án thua lỗ”
06:36, 04/10/2018
Hồi sinh dự án thua lỗ của ngành Công Thương
06:16, 20/09/2018
Bộ Công Thương báo cáo phương án xử lý 12 dự án thua lỗ
15:18, 11/07/2018
Nhiều dự án bị “vướng” EPC
Để xử lý dứt điểm các vướng mắc tranh chấp hợp đồng EPC và quyết toán các dự án, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tư pháp sớm hoàn thành báo cáo để báo cáo Thủ tướng và Trưởng Ban Chỉ đạo cùng các bộ ngành liên quan đưa ra hướng xử lý. Với các tập đoàn, tổng công ty, tiếp tục tập trung rà soát, cập nhật, đánh giá kỹ các vấn đề cụ thể còn đang vướng mắc, tranh chấp tại các hợp đồng EPC, quyết toán và xử lý tại các dự án, xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể những công việc cần thiết để xử lý, trong đó có việc thuê đơn vị tư vấn luật, tham vấn Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan nhằm sớm dứt điểm nhưng tranh chấp này.
“Tinh thần là đàm phán để đạt được thỏa thuận, quyết tâm và kiên nhẫn với những lý lẽ sắc sảo, đặt lên bàn đàm phán theo hướng có lợi nhất cho phía chúng ta. Như PVTex bằng phương án hòa giải đã giảm được thiệt hại đến 23 triệu USD”, Phó Thủ tướng nói.
Còn trường hợp 2 bên không thống nhất được, phía đối tác không hợp tác và cảm thấy bế tắc thì tập đoàn, tổng công ty và từng dự án liên quan cần phải báo cáo khẩn trương về Ban Chỉ đạo, tham vấn ý kiến Bộ Tư pháp để đưa ra bên thứ 3, đó là cơ quan trọng tài phân xử. Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Tisco giai đoạn 2, DAP Lào Cai.. đều đang bị vướng vấn đề này.
“Đồng thời giải quyết các hợp đồng EPC, các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra tiếp tục phối hợp để phát hiện, kết luận xử lý các trường hợp vi phạm. Xác định rõ trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt với phần tài sản bị thiệt hại, thất thoát do vi phạm gây ra”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu cần bám sát các kế hoạch, phương án đã đặt ra đối với việc xử lý các doanh nghiệp trong 12 dự án. Tập trung thực hiện biện pháp đổi mới quản trị, tiết giảm chi phí kinh doanh… là nhiệm vụ cấp bách nhưng cũng là thường xuyên. Phát huy tinh thần chủ động, tự chịu trách nhiệm, loại bỏ tâm lý trông chờ hỗ trợ từ nhà nước.
Riêng đối với dự án sinh học Quảng Ngãi, sau khi khắc phục những thiếu xót đối với các phân xưởng về nước thải, tiết giảm chi phí và vùng nguyên liệu thì phải tính toán để định giá và thoái vốn, vì đây là lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối. Trước đây Nhà máy Nhiên liệu sinh họcDung Quất cũng có đề nghị tiếp nhận dự án này để làm phân xưởng sản xuất ethanol và phối trộn với xăng để làm xăng sinh học.
Đối với Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ, Phó Thủ tướng cho biết, bây giờ không còn khả năng tiếp tục hoạt động, thì một là thoái vốn nhà nước, hai là cho phá sản. Về nhà máy bột giấy Phương Nam, phải đưa ra thông điệp tách Bột giấy Phương Nam ra ngoài Tổng Công ty giấy khi đấu giá, để đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà nước.
Về Nhà máy Nhiên liệu Bình Phước cần tích cực phối hợp để chạy lại, sau khi nhà máy này hoạt động trở lại thì cũng cần tính toán thoái vốn để tư nhân cùng tham gia. Với Đạm Ninh Bình cũng cần sớm dứt điểm để không làm liên lụy đến tập đoàn Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Với dự án Tisco đã từng cân nhắc nên tiếp tục để lại Bộ Công Thương hay chuyển về SCIC thì cũng nên dứt điểm vấn đề này.