TP HCM: Đề xuất giải pháp kết nối tuyến metro với mạng lưới xe buýt

Công Thương 19/04/2019 05:30

Để tăng tính hiệu quả khi tuyến metro số 1 của TP HCM đi vào hoạt động, Sở GTVT TP HCM vừa trình đề xuất các giải pháp kết nối nhà ga tuyến metro với mạng lưới xe buýt của TP.

Nhà ga tuyến metro số 1 sẽ được kết nối thuận lợi đến mạng lưới xe buýt

Nhà ga tuyến metro số 1 sẽ được kết nối thuận lợi đến mạng lưới xe buýt

Theo đó Sở GTVT TP HCM đã gửi tờ trình UBND TP HCM xin chủ trương đầu tư dự án “Tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên)”.

Cụ thể, Sở GTVT đề xuất UBND TP HCM chấp thuận chủ trương giao Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố làm chủ đầu tư thực hiện nghiên cứu dự án với quy mô: Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối các tuyến xe buýt với tuyến đường sắt đô thị số 1; tổ chức lại các tuyến xe buýt có lộ trình hoạt động trên xa lộ Hà Nội và bổ sung các tuyến buýt gom kết nối với các nhà ga thuộc tuyến metro số 1.

Có thể bạn quan tâm

  • Siêu dự án đường sắt đô thị tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vẫn tiếp tục… gặp khó

    Siêu dự án đường sắt đô thị tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vẫn tiếp tục… gặp khó

    05:18, 17/04/2019

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phải hoàn thành tuyến metro số 1 vào cuối năm 2020

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phải hoàn thành tuyến metro số 1 vào cuối năm 2020

    12:24, 12/04/2019

  • Bí thư Thành ủy TP HCM : Tuyến metro số 1 sẽ vận hành thương mại vào đầu năm 2021!

    Bí thư Thành ủy TP HCM : Tuyến metro số 1 sẽ vận hành thương mại vào đầu năm 2021!

    13:39, 23/03/2019

  • TP HCM: Hơn 2.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố

    TP HCM: Hơn 2.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố "rót" cho tuyến metro số 1

    14:16, 22/03/2019

Đề xuất của Sở GTVT TP HCM cũng cho biết, sẽ thay đổi hệ thống xe buýt dọc xa lộ Hà Nội (đường song song với tuyến metro trên cao) theo hướng từ "điểm nối điểm" sang "tuyến trục - tuyến nhánh".

Theo Sở GTVT, việc thay đổi này nhằm đảm bảo người dân tại các địa bàn như Quận 2, Quận 9, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Dương... đều có thể tiếp cận được các nhà ga metro bố trí dọc xa lộ Hà Nội thông qua hệ thống xe buýt.

Theo đó, cứ khoảng 500m có trạm xe buýt, để người dân dễ dàng đón xe tới thẳng các nhà ga metro bố trí dọc xa lộ Hà Nội. Các tuyến xe buýt này hoạt động trong bán kính từ 4,2 - 17,8km (một hoặc hai chiều) tính từ tâm là các nhà ga.

Tuyến metro số 1 của TP HCM dự kiến đi vào vận hành thử vào năm 2020

Tuyến metro số 1 của TP HCM dự kiến đi vào vận hành thử vào năm 2020

Bên cạnh đó, đề xuất của Sở GTVT TP HCM cũng tính đến phương án khai thác giao thông thủy để kết nối với metro số 1. Cụ thể trong thiết kế chi tiết cho nhà ga khu vực Ba Son, nhà ga Tân Cảng gần bờ sông Sài Gòn có lối dẫn từ nhà ga đến các bến tàu thủy này.

Khi metro số 1 hoạt động, số tuyến xe buýt trên trục xa lộ Hà Nội sẽ phát triển thêm 7 tuyến buýt nhánh và 18 tuyến buýt gom khách đi sâu vào các khu dân cư, làng đại học, khu công nghiệp, khu công nghệ cao... Hệ thống buýt nhánh và buýt gom khách này tạo thành các đường "xương cá" kết nối vào các nhà ga metro.

Trước đó, liên quan đến việc vận hành tuyến metro số 1, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết TP HCM sẽ quyết tâm vận hành thử tuyến metro số 1 này vào năm 2020. Về tiến độ thực hiện dự án metro số 1, báo cáo của Sở GTVT TP mới đây cho biết, dự án vẫn đang gặp một số khó khăn trong việc thanh toán nợ cho các nhà thầu.

Cụ thể, năm 2019, dự án không được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp vốn ODA do đang trong quá trình điều chỉnh tổng mức đầu tư. Vì vậy, hiện tổng hồ sơ đề nghị thanh toán từ nguồn vốn ODA của các nhà thầu thuộc dự án là 2.158,5 tỷ đồng và Ban QLĐSĐT đã đề xuất UBND TP tiếp tục ứng vốn từ ngân sách.

Để giải quyết thanh toán các khoản nợ cho các nhà thầu TP HCM đã trình Chính phủ được tạm ứng 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên đề xuất này của TP HCM đến nay chưa được chấp nhận vì theo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự án chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý về điều chỉnh tổng mức đầu tư nên không thể cho tạm ứng trước 2.000 tỷ đồng.

Được biết, Dự án metro số 1 triển khai bằng nguồn vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), chiếm 88,4% tổng mức đầu tư với hơn 209,1 triệu yên, tương đương 41.833,6 tỉ đồng.

Đến nay, đại diện Chính phủ Việt Nam là Bộ Tài chính đã ký kết với nhà tài trợ 3 hiệp định vay với tổng số vốn đã ký kết là 155.364 triệu yên, tương đương 31.208 tỉ đồng. Vốn từ ngân sách thành phố chiếm 11,6% tổng mức đầu tư, khoảng 27.458 triệu yên, tương đương 5.491,6 tỉ đồng.

Công Thương