Hé lộ “vé” hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài
Nhiều năm nay xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối được coi là hình thức xuất khẩu hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, để doanh nghiệp có “vé” cần đạt được nhiều tiêu chí quy định nghiêm ngặt...
Tại Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp Việt Nam với chuỗi cung ứng của Tập đoàn AEON” do Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) đồng chủ trì, phối hợp với Tập đoàn AEON Nhật Bản tổ chức diễn ra ngày 25/4, bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Giám đốc HPA cho biết: HPA cùng Bộ Công thương đã tổ chức nhiều chuyến xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam sang tiếp cận trực tiếp với các nhà bán lẻ trên nhiều thị trường nước ngoài, song điều khiến bà trăn trở là, để đưa hàng Việt Nam tiếp cận hệ thống phân phối nước ngoài tại Việt Nam đã khó, nhưng việc đưa hàng Việt tiếp cận được hệ thống phân phối nước ngoài tại nước ngoài còn khó hơn nhiều.
Do đó, cần sự phối hợp của các bộ ngành và sự nỗ lực cố gắng thực hiện cam kết của doanh nghiệp. Sự quyết định thành công phải là chủ thể của doanh nghiệp. Thực tế nhiều doanh nghiệp háo thức tham gia thời gian đầu, sau đó từ bỏ, việc này không chỉ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà cả các doanh nghiệp lớn. “Chúng ta xác định, Nhật Bản là cường quốc lớn thứ 3 trên thế giới và AEON là tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại Nhật Bản. Đây là thị trường khó tính, chất lượng cao nhưng giá thành cạnh tranh. Do đó, vào cuộc chơi này phải chuẩn bị hành trang về chất lượng, sản phẩm và giá thành” - bà Mai Anh chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp thay đổi tầm nhìn để hàng Việt ra thế giới
06:16, 25/04/2019
Sử dụng hàng Việt phải thành thói quen
04:31, 23/04/2019
Nông sản ngoại “đội lốt” hàng Việt: Xin đừng buông lỏng quản lý...
05:00, 10/04/2019
Người tiêu dùng EU tin hàng Việt hơn... doanh nghiệp Việt
04:06, 10/04/2019
Cùng quan điểm trên, cũng như tiếp tục triển khai Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp vào hệ thống phân phối nước ngoài đến 2020” hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam vào hệ thống AEON đạt 500 triệu USD vào năm 2020 và 1 tỷ USD vào năm 2025, bà Nguyễn Thảo Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) nhìn nhận, việc đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối của AEON Nhật Bản nói riêng và các hệ thống phân phối nước ngoài là một quá trình rất dài, đòi hỏi quá trình làm ăn bài bản từ phía doanh nghiệp. Nhưng bù lại doanh nghiệp sẽ có một thị trường rộng mở, thường xuyên và nâng cao được uy tín thương hiệu cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
“Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ luôn đồng hành của các doanh nghiệp để có thể tháo gỡ khó khăn, từng bước cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam, sản phẩm Việt Nam không chỉ vào được hệ thống kênh phân phối hiện đại tại thị trường nước ngoài nói chung và AEON nói riêng” - bà Hiền khẳng định.
Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu hơn nữa vào thị trường nước ngoài qua hệ thống bán lẻ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEON TopValu Việt Nam, Shiotani Yuichiro cho hay: "Mục tiêu của chúng tôi đưa ra là muốn đặt hàng các nhà cung cấp Việt Nam số lượng lớn. Các sản phẩm có thể nhập khẩu được từ các nhà cung cấp Việt Nam, hiện tại AEON đang có chính sách không chú trọng giá thành mà nâng cao sản lượng bán ra. Chính sách này chúng tôi bắt đầu áp dụng từ tháng 3/2017 và lượng hàng bán ngày càng nâng cao. Chúng tôi đưa ra chính sách làm sao chuyển được vùng nguyên liệu từ nhà cung cấp Trung Quốc với giá tương đối cao sang vùng nguyên liệu rẻ hơn như Camphuchia, Myanma, Việt Nam và chúng tôi sẽ đặt hàng khối lượng lớn với các quốc gia này. Một số mặt hàng AEON có kế hoạch mở rộng như socola, mỳ ăn liều, bánh chiên, hoặc các sản phẩm từ thịt gà, cá hồi...”, ông Shiotani Yuichiro.
Đặc biệt, để thành nhà sản xuất của AEON, ông Ikeda Masahito, Bộ phân Chất lượng, Tập đoàn AEON đưa ra 02 tiêu chuẩn gồm: Tiêu chuẩn đánh giá về trách nhiệm xã hội về nhận quyền, điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn đánh giá nhà máy về trang thiết bị đáp ứng chất lượng tiêu chuẩn sản phẩm của AEON (nếu doanh nghiệp có Chứng chỉ ISO140001 và SA8000 được miễn) và 13 quy tắc như: Không sử dụng lao động trẻ em từ 14 tuổi trở xuống. Không cưỡng bức, ép buộc, thúc bách, giam giữ người lao động; An toàn vệ sinh đối với người lao động (môi trường làm việc của công nhân có nhà vệ sinh, chế độ dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh ăn uống thế nào cho người công nhân); Thiết bị phòng cháy chữa cháy, cửa thoát hiểm... kiểm tra lưu trữ hoá chất nhà máy?; Tự do thảo luận tự do thương lượng tập thể (sự tôn trọng quyền lợi của người công nhân); Không có sự phân biệt về bối cảnh xuất thân quốc gia tuổi tác, màu da...; Không được có hình thức kỷ luật quá ảnh hưởng đến tinh thần người lao động; Tuân thủ thời gian lao động của quốc gia đó nếu có làm thêm giờ thì phải trả thù lao xứng đáng; Phúc lợi người lao động (doanh nghiệp phải tuân thủ đúng pháp luật đối với người lao động); Trách nhiệm của lãnh đạo; Quá trình giao dịch thương mại (giao dịch thương mại phải thuân thủ theo luạt pháp cuả nước sở tại); Chứng nhận đánh giá và tái đánh giá; Nghiêm cấm trao nhận quà cáp.
Ngoài ra ông Ikeda Masahito, Bộ phân Chất lượng AEON cũng cho rằng, có 4 vấn đề cần kiểm tra là, vai trò để ngăn chặn không cho sản xuất ra phế phấm trong quá trình sản xuất là cấp thiết (xác nhận quy trình sản xuất hệ thống nhà máy); Đánh giá mức độ tin cậy của nhà cung cấp; Xác nhận trang thiết bị sản xuất cũng như môi trường làm việc và cơ chế quản lý kiểm tra đối với vật thể nguy hiểm; Kiểm chứng các quy trình nội bộ và những ghi chép.