Nhọc nhằn đường về quê và nỗi lo kẹt xe ngày trở lại thành phố
Sau 5 ngày nghỉ Lễ dịp 30/4 - 1/5, hôm nay nhiều người dân đã trở lại TP để tiếp tục với công việc thường ngày. Tuy nhiên, lo lắng kẹt xe đang là tâm lý chung của người dân sau những ngày nghỉ lễ.
Theo ghi nhận của PV về diễn biến kỳ nghỉ lễ từ chiều tối 26 - 28/4, các bến xe miền Đông, miền Tây, nhà ga, và thậm chí là cả sân bay Tân Sơn Nhất… cũng kẹt cứng khách ngồi chờ để làm thủ tục, nhiều tuyến xe về miền Tây như Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ... hết vé. Bên cạnh đó, hàng triệu lượt xe máy, ô tô riêng, thuê trọn gói cũng đua nhau đổ về miền Tây và miền Đông đã khiến cho các nút giao thông cửa ngõ của TP HCM đều kẹt cứng. Mật độ di chuyển chậm, dày đặc chính là lo lắng và âm lý chung của người dân trong ngày quay trở lại TP.
Trước đó, trao đổi với báo chí ngày 26/4, đại diện phòng điều hành bến xe miền Tây, cho biết: Theo số liệu cập nhật thì bến xe đã đón nhận số lượng khách cao gấp 3 lần so với ngày thường tương đương khoảng hơn 55.000 lượt hành khách”.
Từ những diễn biến trên, ngày 28/4, lượng phương tiện từ TP HCM đi các tỉnh miền Tây tăng đột biến đã dẫn đến hiện tượng ùn tắc giao thông kéo dài trên tuyến quốc lộ 1 và quốc lộ 60 qua cầu Rạch Miễu.
Trao đổi với báo chí, đại diện công ty TNHH BOT Cầu Rạch Miễu cho biết: Trạm BOT cầu Rạch Miễu đã hai lần xả trạm. Đợt xả trạm đầu tiên từ 8h40-9h40 và đợt thứ hai từ 12h50-13h10. Tuy nhiên, đến hơn 14h cùng ngày, ôtô vẫn nhiều và phải xếp hàng dài chờ qua cầu. Lực lượng cảnh sát giao thông luôn túc trực tại khu vực cầu Rạch Miễu vì dự đoán trong những ngày tới, lượng phương tiện còn rất đông.
Tuy nhiên, đến hơn 14h cùng ngày, ôtô vẫn nhiều và phải xếp hàng dài chờ qua cầu. Trước những vấn đề nêu trên, lực lượng cảnh sát giao thông luôn túc trực tại khu vực cầu Rạch Miễu vì dự đoán trong những ngày tới, lượng phương tiện còn rất đông.
Tương tự, trong ngày 28/4 ở lĩnh vực hàng không, theo ghi nhận của PV tại Sân bay Tân Sơn Nhất, cho thấy, lượng xe di chuyển xe từ khu vực trong sân bay đến khu vực cổng sân bay Tân Sơn Nhất về các quận huyện, cũng bị kẹt cứng. Tại khu vực đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, vành đai ngoài hướng từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn về sân bay và ngược lại, ôtô, xe máy xếp thành hàng dài nối đuôi nhau nhích từng chút. Đặc biệt là thời tiết tại TP HCM trong những ngày qua khá cao, trung bình từ 38°C – 40°C đã khiến cho người dân cảm thấy mệt mỏi.
Trước đó, theo thông tin từ các hãng hàng không Vietnam Airlines và Jetstar Pacific cho biết: Để đáp ứng nhu cầu cho hành khác, các hãng này cung ứng gần 1 triệu chỗ (xấp xỉ 4.700 chuyến bay) trên các đường bay nội địa và quốc tế trong thời gian từ 26/4 đến 5/5.
Quay trở lại với diễn biến về sự lo lắng của người dân khi phải quay trở lại TP HCM sau những ngày nghỉ lễ để tiếp tiếp tục với công việc hàng ngày. Theo quy định, ngày 2/5, tất cả các cơ quan, doanh nghiệp sẽ trở lại làm việc bình thường.
Và theo ghi nhận của PV, từ chiều 30/4 đến sáng 1/5, nhiều người dân từ các tỉnh đã trở lại TP HCM, đặc biệt là người dân từ các tỉnh miền Tây đã tranh thủ di chuyển dần về TP với hy vọng không bị kẹt xe như những ngày về quên trước đó. Hiện tại lượng phương tiện tham gia giao thông đang ở mức bình thường.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Thành Nhân, quê tại Tiền Giang hiện đang làm việc tại TP HCM, tâm sự: Ngày 26/4/2019, gia đình anh đã về quê trong cảnh ngột ngạt vì lượng xe di chuyển khá đông. Với quãng đường từ TP HCM đến Tiền Giang khoảng 80km nhưng phải mất 5 giờ đồng hồ mới có thể về tới nhà. Trước những lo lắng ở lượt đi, hôm qua 30/4, gia đình anh đã phải di chyển lên TP từ sáng sớm vì lo sợ kẹt xe – anh Nhân tậm sự.
Tương tự, chia sẻ với PV, vợ chồng anh Phạm Tiến Dũng quê Cần Thơ cũng cho hay, vợ chồng con cái anh cung phải di chuyển từ Cần Thơ lên TP HCM từ sáng sớm ngày 30/4 vì lỗi ám ảnh sợ kẹt xe từ hôm 28/4. Theo anh Dũng, với mật độ phương tiện di chuyển từ các tỉnh miền Tây khá đông, đặc biệt là với lượng xe máy dày đặc đã khiến nhiều tuyến đường, cửa ngõ của TP kẹt cứng với mật độ di chuyển chậm, thậm chí là đường cao tốc TP HCM - Trung Lương cũng bị kẹt cứng khiến phương tiện giao thông không thể đảm bảo được tốc độ tối thiểu theo quy định trên đường cao tốc – anh Dũng chia sẻ.
Anh Dũng cho biết thêm, trong ngày 28/4, tai nạn liên hoàn cao tốc TP HCM - Trung Lương đã khiến tuyến cao tốc hướng từ Sài Gòn đi miền Tây bị kẹt cứng. Hàng nghìn ôtô đi nối đuôi nhau dài hơn 5 km, và phải mất hơn 1 giờ đồng hồ mới có thể di chuyển và phương tiện của anh cũng bị ảnh hưởng trong khoảng thời gian này. Và để tránh hiện tượng trên vợ chồng anh phải di chuyển sớm hơn so với dự định để tránh kẹt xe và chuẩn bị cho công việc thường ngày sau những ngày nghỉ lễ - anh Dũng cho biết.
Để chủ động triển khai thực hiện tốt công tác phục vụ vận tải hành khách và đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Lễ 30 tháng 4 và 01 tháng 5 năm 2019 địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao thông vận tải (GTVT) xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau: Một là, đối với hệ thống cầu đường, giao các Phòng quản lý chuyên ngành Sở, các Khu Quản lý giao thông đô thị, Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn, Thanh tra Sở GTVT phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện: Thực hiện tuần tra, kiểm tra, duy tu sửa chữa hệ thống cầu đường bộ, biển báo, vạch sơn đường, dải phân cách, vệ sinh môi trường lòng lề đường, vỉa hè và khu vực quanh công trình, chú trọng trực gác tại các cầu yếu, các cầu không đồng bộ tải trọng, xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí này; các tuyến đường trung tâm thành phố, tuyến Quốc lộ, đường trục chính, cửa ngõ ra vào thành phố. Tăng cường phối hợp triển khai và kiểm tra tổ chức điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý tại các khu vực trọng điểm (như sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Đường sắt Sài Gòn, các bến xe liên tỉnh, các bến cảng, bến phà, hầm vượt sông Sài Gòn....). Yêu cầu các doanh nghiệp BOT dọn dẹp vệ sinh trên tuyến quản lý, vệ sinh trạm thu phí, chỉnh trang, tăng cường lực lượng tuần tra nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến, có giải pháp xử lý (xả trạm đảm bảo giao thông thông suốt) khi có ùn tắc giao thông tại trạm thu phí,... Hai là, đảm bảo an toàn giao thông suốt tại khu vực đường hầm vượt sông Sài Gòn và phục vụ tốt việc bắn pháo hoa vào buổi tối ngày 30 tháng 4 năm 2019 (nếu có) Giao Phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2 và Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chức năng để thực hiện các nhiệm vụ sau: Ba là, tăng cường công tác tuần tra, duy tu sửa chữa hệ thống cầu đường, thay thế kịp thời các biển báo hư hỏng, đảm bảo an toàn thông suốt tại khu vực đường hầm vượt sông Sài Gòn và triển khai các phương án phòng chống cháy nổ trong hầm, đặc biệt chú trọng dọn dẹp vệ sinh và giải tỏa ùn tắc tại khu vực 2 đầu hầm, đảm bảo hệ thống đèn tín hiệu giao thông và chiếu sáng công cộng trên toàn đường Võ Văn Kiệt - đường hầm sông Sài Gòn - Mai Chí Thọ hoạt động tốt. Tăng cường công tác kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống thiết bị và kết cấu đường hầm, tháp thông gió,... kịp thời khắc phục các sự cố, hư hỏng (nếu có). Bốn là, phối hợp với Công an thành phố, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tuyệt đối an ninh trật tự khu vực hầm và các khu vực lân cận. |