"Chìa khoá vàng" cho phát triển nông nghiệp

Thy Hằng 02/05/2019 14:13

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH Ngô Minh Hải nhận định, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là điều kiện tiên quyết thúc đẩy tăng trưởng, sản xuất lấy công làm lãi không thể phát triển.

 ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa, từ đó, tạo thương hiệu có tầm ảnh hưởng, sản phẩm đem lại niềm tin cho người tiêu dùng.

Ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa đã tạo sản phẩm chất lượng, có thương hiệu.

Không thể lấy công làm lãi

Theo đó, ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH chia sẻ, trước đây chúng ta không nghĩ đến cánh đồng lớn và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

"Khi chúng tôi đưa con chip vào cổ con bò thì nhiều người hoài nghi bà con có đồng ý không. Tuy nhiên, người dân lại rất thích dù chưa biết hiệu quả như thế nào. Cũng như điện thoại thông minh, dùng nhiều sẽ nghiện, không thể bỏ được. Đây là thành công trong chuỗi liên kết", ông Hải nói.

Đại diện Tập đoàn TH khẳng định thành công trong việc đầu tư nông nghiệp của Tập đoàn, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa là nhờ có “chìa khoá vàng” của thành công là ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa, từ đó, tạo thương hiệu có tầm ảnh hưởng, sản phẩm đem lại niềm tin cho người tiêu dùng.

"Chúng tôi đang chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đưa ngành chăn nuôi lên quy mô rộng hơn, cấp nông hộ để phát triển mạnh trong tương lai. Chúng tôi đã triển khai ở Lâm Đồng với Công ty Đà Lạt milk và HTX bò sữa", ông Hải nói và cho biết, đây chính là mô hình liên kết chuỗi giá trị để phát triển bền vững.

Có cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ, môi trường (Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp là tất yếu nhưng không đơn giản, vấn đề đặt ra không chỉ liên quan đến chuỗi sản xuất khép kín mà là ứng dụng quản lý trong chuỗi thế nào? 

"Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chúng tôi quan tâm đến phát triển nông nghiệp thông minh, tổ chức lại sản xuất và hình thành các liên kết theo chuỗi, trong đó có ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm", bà Thuỷ nói.

Mặc dù mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm ít nhất 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế, nông nghiệp công nghệ cao đang bị “tắc nghẽn” ở nhiều khâu, nếu như các trung tâm nghiên cứu ứng dụng hoạt động không hiệu quả thì sự manh mún và thiếu kết nối nông dân với doanh nghiệp còn nan giải hơn.

Nông nghiệp công nghệ cao dĩ nhiên cần “cánh đầu mẫu lớn”, máy móc phương tiện hiện đại… Trong khi, cả nước hiện có hơn 11 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp với 78 triệu mảnh ruộng và trên 8,5 triệu nông hộ. Trong đó, có hơn 70% số hộ có diện tổng diện tích dưới 0,5ha, chỉ có 3,4% số hộ có diện tích trên 3ha. 

Có thể bạn quan tâm

  • Khắc phục

    Khắc phục "điểm nghẽn" trong chuỗi liên kết ngành nông nghiệp

    11:00, 02/05/2019

  • Người nuôi tôm phải vay vốn

    Người nuôi tôm phải vay vốn "tín dụng đen" lãi suất 30 - 50%

    12:00, 02/05/2019

  • Ngành nông nghiệp “hạn hán” nhân lực

    Ngành nông nghiệp “hạn hán” nhân lực

    06:00, 01/05/2019

  • “Đỏ mắt” chờ nông nghiệp công nghệ cao

    “Đỏ mắt” chờ nông nghiệp công nghệ cao

    11:00, 25/04/2019

  • Nhân lực ngành nông nghiệp: Đầu vào

    Nhân lực ngành nông nghiệp: Đầu vào "ế ẩm" nhưng doanh nghiệp “khát” người

    09:11, 21/04/2019

Hỗ trợ đúng tay, không cào bằng

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra sản lượng nông sản lớn, do đó song song với việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực phục vụ sản xuất, các cơ quan quản lý cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thị trường cho sản phẩm nông sản.

Chia sẻ quá trình triển khai chuỗi liên kết của mình, Chủ tịch Tập đoàn TH cho biết, phát triển nông hộ ở Đà Lạt, tập đoàn TH đã rút ra bài học chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa các thành viên trong chuỗi. Xây dựng quy chuẩn về sản phẩm, ký hợp đồng với nông hộ để người dân giao sản phẩm đảm bảo chất lượng. Tập đoàn đã thay đổi tư duy của người dân, xuất phát từ nông hộ quy mô nhỏ sang trang trại kiểu mẫu. 

Chủ tịch tập đoàn TH cũng cho hay, muốn phát triển chuỗi liên kết cần phải tổ chức đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho người nông dân.

Đồng thời, kết nối nguồn hỗ trợ về tài chính. "Chúng tôi có HTX cung cấp dịch vụ thú ý, phối giống, thức ăn cho người dân, nhưng bà con đang cần nguồn vốn hỗ trợ. Chúng tôi kết nối với ngân hàng để bà con vay được vốn để phát triển", ông Hải cho hay.

Đặc biệt, Chủ tịch Tập đoàn TH đề nghị cần có doanh nghiệp đầu tàu để dẫn dắt chuỗi liên kết. Theo đó, sự hỗ trợ cần đúng tay, không cào bằng.

“Đó có thể là doanh nghiệp nắm đầu ra, hoặc nắm sản phẩm trung gian, miễn là đảm bảo điều kiện về tiềm lực tài chính, đủ sức tạo ra ảnh hưởng mạnh, hoạt động chuyên nghiệp  và có thương hiệu”, ông Hải nhấn mạnh.

Nhà nước cũng nên đặt ra những quy chuẩn đạo đức cho doanh nghiệp, quy chuẩn đạo đức doanh nhân, ví dụ như phải cống hiến, phụng sự đất nước.

Thy Hằng